Ghép xương tự thân trong cấy ghép implant

Trong cấy ghép implant, có một quá trình đó là ghép xương. Vì đối với những bệnh nhận mất răng, tỉ lệ tiêu xương thường rất dễ xảy ra nếu không có giải pháp điều trị kịp thời. Rất có khả năng người đó không có đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép implant. Bài viết dưới đây sẽ giải thích kĩ hơn cho các bạn về vấn đề này.



Ghép xương tự thân là gì?

Ở bệnh nhân mất răng, tỉ lệ tiêu xương trong 6 tháng đầu sau mất răng thường chiếm tới 60% thể tích xương hàm. Vì vậy, đa số trường hợp người bệnh sau một thời gian mất răng, thể tích xương đã không còn đủ để đáp ứng điều kiện cơ bản của kỹ thuật cấy ghép implant. Cấu trúc xương hàm của người bệnh lúc này đã trở nên kém vững chắc, thiếu hụt chiều rộng, chiều cao và khối lượng, khiến trụ implant không thể đứng vững trên cung hàm. Đây là lúc mà bác sĩ cần chỉ định ghép xương tự thân hoặc xương bột để hỗ trợ cho quá trình cấy ghép implant.
Trong ghép xương tự thân, bệnh nhân có thể lấy một số vị trí trên cơ thể như vùng xương sườn, xương sọ, xương mào chậu… Đây là những vùng xương tương tích với xương hàm về cấu tạo và đặc tính nhất, vì vậy việc ghép xương tự thân từ những vị trí xương này sẽ đẩy nhanh quá trình tích hợp.

Ghép xương tự thân
Ghép xương tự thân nhằm hỗ trợ cho quá trình cấy ghép implant
Một trong những lý do mà bác sĩ khuyên bệnh nhân nên thực hiện ghép xương tự thân mặc dù kỹ thuật này có thể gây đau nhức hơn so với ghép xương bột, đó là xương tự thân lành tính và có tốc độ tính hợp xương nhanh hơn rất nhiều so với xương bột nhân tạo, vì vậy tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi ghép xương.

Tuy nhiên, đối với kỹ thuật ghép xương tự thân, các bác sĩ cũng đưa ra một số lưu ý rằng bệnh nhân chỉ nên tiến hành kỹ thuật này khi không mắc những bệnh viêm nhiễm trong khoang miệng, không có tiền sử bệnh lý về tim mạch hay tiểu đường, bệnh đường huyết, gan thận… Đồng thời, cũng giống như cấy ghép implant, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 18 tuổi là những đối tượng chống chỉ định đối với kỹ thuật này.

Ghép xương tự thân có ảnh hưởng gì không?

Về cơ bản, ghép xương tự thân chỉ nhằm mục đích tăng mật độ và khối lượng xương hàm, vì vậy, nếu được thực hiện trong môi trường an toàn, chuyên nghiệp bởi những bác sĩ nha khoa uy tín, người bệnh sẽ không gặp những biến chứng bất lợi cho cơ thể. Trong ghép xương tự thân, sự hồi phục các mô diễn ra rất thuận lợi do không có rào cản của miễn dịch.

ghép xương tự thân là gì
Ghép xương tự thân an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe
Ở giai đoạn đầu của quá trình ghép xương tự thân, một số bệnh nhân sẽ có thể cảm thấy lo lắng khi thấy máu đông hình thành. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng được giải quyết khi các tế bào ngoại vi của mảnh ghép vẫn có thể sống sót nhờ dinh dưỡng qua thẩm thấu. Sau đó khoảng 1 tuần, các sợi mô gia tăng, đồng thời có sự tân tạo vi mạch và xâm nhập mảnh ghép.

Sau một thời gian ghép xương tự thân (thường trong khoảng 6 – 24 tuần) độ cứng chắc của xương vỏ ghép tự thân giảm 40 – 50%, độ xốp tăng 50%, quá trình sinh xương mới bắt đầu diễn ra. Đây cũng là thời gian xương dần đạt đến mức tích hợp thành công và không còn sự hủy xương ghép do đào thải nữa. Trong giai đoạn này, sự tích hợp xương diễn ra âm thầm và hoàn toàn không gây hại gì đến cơ thể, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường theo sự chỉ dẫn của bác sĩ mà không cần phải lo lắng việc ghép xương tự thân có ảnh hưởng gì không.

Điều quan trọng nhất để giai đoạn này giảm bớt đau đớn và nguy hiểm chính là tìm kiếm cho mình một nha khoa uy tín và chất lượng. Hãy đến với Nha khoa của chúng tôi để được nhận dịch vụ tốt, được tư vấn và khám bệnh kĩ lưỡng.


Nguồn: http://cayrangimplant.com/gay-chan-rang-phai-lam-sao-de-phuc-hoi/

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.