Hiển thị các bài đăng có nhãn răng sữa. Hiển thị tất cả bài đăng

Chăm sóc giai đoạn thay răng sữa cho trẻ em như thế nào?

Độ tuổi thay răng sữa của bé là một giai đoạn cực kỳ quan trọng, vì các răng vĩnh viễn sẽ dần thay thế cho răng sữa, trong giai đoạn này nếu việc chăm sóc răng cho trẻ cũng như để trẻ có những thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi… thì rất có thể gây ra tình trạng răng cố định mọc lệch lạc, khấp khểnh. Để giúp các bậc cha mẹ theo dõi những độ tuổi thay răng sữa ở trẻ Nha Khoa KIM sẽ chia sẻ những thông tin sau đây:

→ Tìm hiểu thêm "Lợi ích của biệc súc miệng bằng muối": http://benhvienranghammatsaigon.vn/suc-mieng-bang-nuoc-muoi.html



Cùng với các chế độ dinh dưỡng hợp lý thì các mẹ nên quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ trong độ tuổi thay răng sữa
Độ tuổi thay răng sữa của trẻ em

Quá trình mọc răng sữa thường được hoàn thiện đến khi trẻ 2 tuổi, nhưng cũng có khi muộn hơn. Khi trẻ có đầy đủ răng có nghĩa là cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để ăn thức ăn như người lớn. Và răng sữa trẻ em sau một thời gian lung lay sẽ tự rụng, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn thay thế và độ tuổi thay răng sữa của trẻ em như sau.



Độ tuổi thay răng sữa của trẻ sẽ kết thúc vào 12-14 tuổi tùy theo cơ địa của từng bé.

Thứ tự thay răng thường sẽ tương tự như lúc bé mọc răng, chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Đa số các bé bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi, đôi khi quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn và thường kết thúc khi trẻ được 12 hay 13 tuổi.

Có thể bạn quan tâm "Những cách tập để có một nụ cười đẹp tự nhiên": http://benhvienranghammatsaigon.vn/tap-cuoi-dep.html

Thời gian thay răng diễn ra ngắn hay dài phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của từng loại răng và vị trí của răng. Các răng được mọc trong điều kiện thoải mái thì thời gian thay răng sẽ ngắn hơn so với những chiếc răng bị kẹt trong khe hay bị chèn ép bởi các răng khác.
Một số lưu ý trong độ tuổi thay răng sữa trẻ em
Hãy luôn theo dõi sát sao quá trình trong độ tuổi thay răng sữa ở trẻ và tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ ăn cứng khó nhai.
Nếu những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn, cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp hoặc nước hoa quả.
Dạy trẻ cách chăm sóc cẩn thận những chiếc răng mới mọc và đừng quên vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn.
Một số trường hợp đặc biệt như răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí.



Khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu lệch lạc về răng, cần sắp xếp đưa trẻ đến thăm khám và điều trị chỉnh nha niềng răng.

Trên đây là những thông tin mà Nha Khoa KIM cung cấp đến các mẹ về độ tuổi thay răng sữa cho bé và những lưu ý về chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé trong giai đoạn này.

Được tạo bởi Blogger.