Cắt xương ổ răng phục hồi khuôn mặt

Khi nguyên nhân gây cười hởi lợi do cả xương ổ răng và do lợi thì phải thực hiện đồng thời cả hai thao tác kỹ thuật trên. Có thể thực hiện đồng thời trong một lần phẫu thuật giúp rút ngắn thời gian hỗ trợ điều trị và lành thương.

Tình trạng cười hở bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ yếu. Một là do xương ổ răng quá dày khiến cho phần lợi bám bị đẩy nhỏ ra gây hở lợi khi cười. Hai là do lợi bám thấp hoặc lợi dày.

Mỗi nguyên nhân gây cười hở lợi khác nhau sẽ cần có những tác động cụ thể. Tuy nhiên, đều phải trải qua phẫu thuật mới tiến hành được.

Khi hở lợi do xương hàm dày thì kỹ thuật thực hiện là phẫu thuật mài xương. Phần lợi bị hở sẽ được tách ra đê tiến hành mài bớt xương ổ răng phía trước (nằm dưới nướu). Khi đã đạt đến độ thẩm mỹ vừa đủ, nướu sẽ được khâu lại như cũ và hoàn tất hỗ trợ điều trị.

Khi nguyên nhân gây hở lợi là do nươu dày và bám thấp, bạn cũng cần phải trải qua phẫu thuật cắt bớt nướu và tạo hình lại viền nướu bằng cách kéo vạt nướu lên cao. Trong trường hợp này sẽ có hai tình huống xảy ra. Nếu sau khi vạt nướu kéo lên mà chỉ để lộ thân răng giúp răng trông dài ra thì có thể hoàn tất phẫu thuật. Nhưng nếu vạt nướu kéo lên mà bị lộ cả phần chân răng (do đặc điểm răng của bạn) thì cần tiến hành phục hình thẩm mỹ lại chiếc răng này bằng cách bọc răng sứ. Như thế mới giúp tao hình răng và kéo vạt nướu.

Đó là biện pháp khắc phục tốt cho tình trạng cười hở lợi. Mức độ hở lợi càng nhẹ thì thủ thuật càng đơn giản và nhanh chóng hơn. Thực tế, đây cũng chỉ là tiểu phẫu, rất nhanh gọn nên bạn có thể yên tâm nếu hỗ trợ điều trị. Đã có không ít bệnh nhân cười hở lợi đã được bác sỹ phẫu thuật hàm mặt giỏi của Nha khoa hỗ trợ điều trị thành công, đem lại nụ cười hoàn hảo và tự tin hơn sau hỗ trợ điều trị.

Vì bạn chỉ mới miêu tả tình trạng răng và lợi qua quan sát thông thường nên chưa thể khẳng định được bạn bị hở lợi do nguyên nhân nào. Bởi vậy, bạn đến hỗ trợ điều trị trực tiếp, bác sỹ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng xương và nướu cụ thể hơn. Từ đó, bác sỹ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật cụ thể, cần tác động vào xương hay vào nướu.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.