Tư vấn - Nhổ răng hàm có ảnh hưởng tới thần kinh không

Câu hỏi:

Thưa bác sỹ! Em muốn đi nhổ răng để trồng răng giả, mong bác sỹ tư vấn giúp nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm không ạ? Em có một chiếc răng cấm hàm dưới bị sâu đã lâu nhưng gần đây thì sâu nặng hơn và phần thân răng đã vỡ gần hết. Cơn đau răng cấm khiến em rất khó chịu vì đau gần như suốt cả ngày, thậm chí buốt nhức về đêm. Cảm ơn bác sỹ. (Minh Ngọc – Kiên Giang).

nhổ răng cửa hàm dưới có nguy hiểm không
Một ca nhổ răng cửa hàm trên phức tạp tại Nha khoa KIM

 Trả lời :

Chào bạn Minh Ngọc!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “nhổ răng cấm hàm dưới có nguy hiểm không” của bạn, xin được giải đáp cụ thể như sau.
Răng cấm hay còn gọi là răng số 6 – là một trong những răng quan trọng, đóng vai trò đảm bảo ăn nhai chính của hàm răng. Bảo tồn răng thay vì nhổ răng hàm số 6 là nguyên tắc đầu tiên khi điều trị bệnh lý trong nha khoa bởi cho dù trồng răng giả thì chức năng ăn nhai, cảm biến thức ăn cũng không thể tốt như răng thật. Do đó, trường hợp răng cấm bị sâu nặng thì nha sỹ sẽ cố gắng khắc phục bằng các biện pháp điều trị răng sâu để bảo tồn răng.
Nhổ răng cấm sẽ được chỉ định trong trường hợp khi răng bị sâu quá nặng hoặc viêm nhiễm không thể điều trị. Nếu răng phải nhổ mà không được thực hiện nhổ răng thì sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm xương, nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng răng và tổ chức xung quanh răng là nguyên nhân chính tạo ra các khối u xương hàm như ung thư xương hàm, nang thân răng.

Nhổ răng cấm hàm dưới có nguy hiểm không?

Hiện nay với sự hỗ trợ của kỹ thuật trong nha khoa thì nhổ răng cấm bị sâu không còn nguy hiểm. Nếu như trước kia nha sỹ cần sử dụng các dụng cụ nha khoa mà chủ yếu là kìm, nạy để tiến hành tách nướu nhổ răng sâu, xâm lấn khá nhiều đến các tổ chức quanh răng thì với công nghệ nhổ răng mới bằng máy Piezotome thì nhổ răng sẽ được đảm bảo an toàn cao nhất và hạn chế tình trạng chảy máu tối đa.
Công nghệ này nhổ răng dựa trên cơ chế dùng mũi cắt siêu âm sắc bén và linh hoạt để làm đứt gãy các dây chằng nha chu và tách răng ra khỏi ổ của nó một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng mà không xâm lấn nhiều đến nướu hay xương hàm. Quá trình nhổ răng không gây đau đớn, cầm máu nhanh và liền thương tốt nên không lo biến chứng về sau.
Tốt nhất bạn nên đi thăm khám cụ thể tình trạng, nha sỹ sẽ có chỉ định điều trị có nên nhổ răng cấm bị sâu cụ thể nhất cho bạn, tránh tình trạng răng viêm nhiễm quá mức gây nên nhiều biến chứng nhổ răng nguy hiểm. Răng sau khi nhổ thường tạo khoảng trống, dễ dẫn đến xô lệch các răng kế bên và gây hiện tượng tiêu xương nên trồng răng theo phương pháp implant sẽ là giải pháp tối ưu nhất, đảm bảo ăn nhai cũng như thẩm mỹ cao nhất cho cung hàm.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.