Hiển thị các bài đăng có nhãn kien-thuc-nho-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Nhổ răng mặt bị sưng phải làm sao?

Một khi răng sâu nặng hoặc răng khôn mọc lệch đi thì việc chỉ định nhổ bỏ là điều cần thiết để tránh gây rắc rối cho người bệnh.


Đau nhức, chảy máu hay sưng mặt là những hiện tượng rất bình thường sau khi nhổ răng. Vậy chúng ta phải làm sao khi bị sưng mặt sau khi nhổ răng để có thể giảm đau, giảm sưng một cách nhanh nhất? http://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-duong-ngo-quyen-hoan-kiem/



Hầu như hiện tượng sưng mặt, bầm tím… là một hiện tượng vô cùng bình thường sau khi nhổ răng gây ra, đặc biệt là đối với những trường hợp nhổ răng khôn thì hiện tượng này càng rõ ràng hơn.

Bị sưng mặt sau khi nhổ răng là do chúng ta phải tác động một lực khá lớn vào nướu và xương ổ răng để có thể lấy chiếc răng ra khỏi vị trí của nó. Tình trạng này có thể kéo dài trong vòng 1 tuần, mức độ sưng mặt sẽ tùy thuộc vào độ khó của ca nhổ răng.

Mức độ sưng mặt sẽ tùy vào độ khó của ca nhổ răng. Thông thường, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau ít hôm khi vết thương khép miệng và lành dần. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và sưng mặt kéo dài quá lâu thì đây có thể là dấu hiệu của một số hiện tượng viêm nhiễm nghiêm trọng mà nhiễm trùng hậu phẫu là một biến chứng thường gặp do bác sĩ thực hiện kỹ thuật không tốt hoặc do quy trình không đảm bảo an toàn.  https://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-uy-tin-nhat-tien-giang/

Cũng có những trường hợp xảy ra tình trạng viêm ổ răng sau khi nhổ răng. Khi đó, bạn không nên tùy tiện uống thuốc mà nên nhanh chóng gặp bác sĩ để thực hiện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị, tránh những biến chứng sau khi nhổ răng có thể xảy ra.

Để giảm đi hiện tượng sưng mặt sau nhổ răng, các bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản tại nhà dưới đây Chườm đá lạnh:Sử dụng đá lạnh để chườm vào nơi mặt bị sưng là một cách rất hiệu quả. Cảm giác lạnh sẽ gây tê khi dẫn truyền tín hiệu đến dây thần kinh cảm giác ở hàm, giúp giảm đau và bớt sưng. Bạn cũng có thể dùng nước ấm để chườm lên một bên má sau khi đã chườm lạnh. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút để vừa giúp giảm sưng vừa làm cảm giác đau dần hết đi.

Dùng thuốc kháng sinh: Thông thường, trong đơn thuốc của bác sĩ kê cho bạn sau khi nhổ răng gồm có các loại thuốc như kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau… Thuốc kháng sinh nên được sử dụng có chọn lọc để kiểm soát nhiễm trùng nha khoa như quy định sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này khi muốn sử dụng cần phải có sự tư vấn đầy đủ của bác sĩ sau khi nhổ răng, bạn không nên tùy tiện mua thuốc ở hiệu thuốc bên ngoài để sử dụng. http://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-uy-tin-nhat-ha-noi/

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc vết thương tại nhà đúng cách để tránh những biến chứng sau khi nhổ răng cũng như làm cho vết thương được nhanh lành hơn.Tuy nhiên, nhổ răng khôn được xem là một kỹ thuật khó, đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau thì mới có thể thành công và hạn chế tối đa những biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm, do đó các bạn nên tìm cho mình một địa chỉ nha khoa nhổ răng uy tín, bác sĩ phải có tay nghề cao để quá trình nhổ răng được diễn ra an toàn.

5 thắc mắc thường gặp về nhổ răng số 8

Răng số 8 thường mọc ở độ tuổi trưởng thành, nên nó còn có tên gọi khác là răng khôn. Những răng khôn này không có bất cứ tác dụng nào đối với chức năng ăn nhai, nhưng lại vô cùng khó khăn trong đối với việc vệ sinh, nên dễ bị ứ đọng thức ăn, dễ gây ra tình trạng sâu răng, viêm nhiễm. Không chỉ có vậy, răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc với răng số 7, dần dần sẽ khiến cho răng này bị tổn thương, thậm chí là bị phá hủy.


Nhổ răng số 8 có gây nên ảnh hưởng nào không?

Phần lớn những răng số 8 thường mọc lệch, mọc ngầm, gây ảnh hưởng không tốt đến răng bên cạnh và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bởi vậy, hầu hết những răng số 8 này thường được chỉ định nhổ. http://phauthuathamhomom.com/chinh-rang-ho-khong-can-nieng-rang/



Bởi vậy, răng số 8 thường được chỉ định nhổ, và việc nhổ răng không gây ra bất cứ sự thiếu hụt cũng như ảnh hưởng nào đối với hàm răng của bạn.
Nhổ răng số 8 có đau không?

Nhổ răng số 8 có đau đớn không chính là một trong những thắc mắc lớn nhất của khách hàng. Trên thực tế, việc nhổ răng số 8 chỉ là một tiểu phẫu, nó không quá phức tạp và hiện nay, nhiều công nghệ nhổ răng mới được áp dụng khiến cho việc tách nướu, nhổ răng đơn giản, nhanh chóng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, trong quá trình nhổ răng, bác sĩ nha khoa cũng sẽ tiến hành gây tê tại chỗ, nên bạn hầu như không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Sau quá trình nhổ răng, cảm giác sưng, đau có thể tồn tại nhưng không quá “kinh khủng” như nhiều người vẫn tưởng tượng, và thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. http://phauthuathamhomom.com/co-nen-phau-thuat-ham-ho-khong/
Thời điểm nào tốt nhất cho việc nhổ răng khôn?

Các nha sĩ đã khẳng định rằng, thời điểm tốt nhất để bạn loại bỏ những chiếc răng khôn “đáng ghét” của mình chính là trong khoảng từ 18-25 tuổi, khi chân răng mới được hình thành khoảng 2/3. Với những người trên 35 tuổi, việc nhổ răng sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì lúc này xương đã cứng, đặc hơn rất nhiều.
Có phải 100% răng khôn đều được chỉ định nhổ?

Không phải tất cả các răng khôn đều được chỉ định nhổ. Với những răng quá trình mọc vẫn thẳng, hoàn toàn bình thường, không gây ra những biến chứng thì vẫn có thể giữ lại. Tuy nhiên, nên chú ý đến việc chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ để không gặp phải tình trạng sâu răng.

Bên cạnh đó, với một số bệnh nhân vốn gặp các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, tim mạch, rối loạn cầm máu… cũng cần được cân nhắc kĩ trước khi đưa ra quyết định rằng có nên nhổ răng số 8 hay không. http://phauthuathamhomom.com/lam-the-nao-de-rang-het-vau/
Chi phí nhổ răng số 8 có đắt không?

Nhổ răng số 8 hết bao nhiêu chi phí còn phụ thuộc vào tình trạng thực tế của răng. Thông thường, tại các nha khoa uy tín, trước khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được chụp x-quang để xác định vị trí, cách thức mọc của răng, mức độ phức tạp của ca nhổ… Sau khi xác định được tất cả những yếu tố này, nha sĩ sẽ đưa ra mức giá phù hợp với trường hợp cụ thể của bạn.

Nhổ răng số 8 có đau nhiều không ?

Nhổ răng số 8 có đau không sẽ tùy thuộc vào kỹ thuật nhổ của nha sỹ cũng như quá trình gây tê như thế nào. Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nha sỹ sẽ tiến hành gây tê cục bộ cho bệnh nhân. Thuốc tê thường có tác dụng khoảng 2 tiếng.


Hiện tượng đau nhức chỉ xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng. Thông thường, sau 2 tiếng thì bệnh nhân sẽ cảm thấy khá đau nhức và ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ kéo dài khoảng một vài ngày đầu sau khi nhổ răng. Nha sỹ có thể kê cho bạn một số đơn thuốc giảm đau để sử dụng trong một tuần đầu tiên sau khi nhổ răng số 8. http://phauthuatthammyhanquoc.com/nhung-luu-y-khi-chua-cuoi-ho-loi-kem-duyen/



Nếu như sưng nhức diễn ra quá lâu thì tốt nhất bạn nên đến gặp các nha sỹ để được thăm khám lại và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nhổ răng số 8 có đau không và kéo dài bao lâu?

Đau nhức có thể kéo dài nếu như nha sỹ thực hiện nhổ răng không đúng kỹ thuật và xâm lấn quá nhiều đến nướu. Trước kia, nhổ răng được tiến hành chủ yếu với dụng cụ nha khoa là kìm và nạy, giúp nhổ bỏ toàn bộ chân răng cùng lúc nên sẽ gây đau nhức nhiều cho bệnh nhân, đặc biệt nếu nha sỹ thực hiện không đúng kỹ thuật thì dễ gây nên biến chứng về sau. http://phauthuatthammyhanquoc.com/phau-thuat-ham-ho-ket-hop-chua-cuoi-ho-loi-duoc-khong/

Hiện nay, với công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm cảm giác đau nhức có thể được giảm tối đa sau khi nhổ răng số 8.

Công nghệ mới chỉ sử dụng mũi siêu âm tác động trực tiếp đến hệ thống dây chằng nha chu để làm đứt bộ phận neo giữ răng, máy cắt xương sẽ giúp hỗ trợ nha sỹ lấy răng ra từng phần một cách dễ dàng. Chính bởi ít tác động và xâm lấn đến nướu và cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng sẽ được hạn chế tối đa mà nhờ đó khả năng lành thương cũng diễn ra nhanh hơn. Khi thao tác được thực hiện chính xác với sự hỗ trợ của máy siêu âm thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhổ răng không đau nhiều và an toàn tuyệt đối. http://phauthuatthammyhanquoc.com/hinh-tham-my-cuoi-ho-loi/

Công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome đã được chứng minh mang đến hiệu quả cao khi áp dụng tại Nha khoa cho hàng ngàn bệnh nhân cần nhổ răng hàm số 8 nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Sâu răng quá nặng phải làm sao giải quyết?

Sâu răng diễn biến âm thầm và ban đầu chưa có biểu hiện cụ thể do quá trình mất men răng chưa lớn. Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể của sâu răng nặng là tình trạng mất mô răng, tạo nên các lỗ sâu và những cơn đau nhói từng cơn hoặc đau giật cấp buốt lên tận óc nếu tủy bị viêm.

Một trong những bệnh lý răng miệng cơ bản nhất là sâu răng. Theo nghiên cứu thì có tới 65% dân số đã từng một lần mắc chứng sâu răng. Điều trị răng hàm sâu nặng cần được tiến hành càng sớm càng tốt để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Sâu răng có liên quan chủ yếu đến một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus mutans. Khi men răng bị mất đi, các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra axít và sống ở môi trường pH thấp, thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Như vậy, sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những lỗ răng sâu màu đen. Đặc biệt đối với răng hàm thì tỉ lệ sâu răng cao hơn răng cửa hay răng nanh do có nhiều rãnh ở mặt nhai, tích tụ mảng bám chứa vi khuẩn mà không thể làm sạch được bằng bàn chải thông thường.

Bảo tồn răng bằng cách hàn trám
Bất kỳ phương pháp điều trị răng sâu nào cũng hướng đến nguyên tắc đầu tiên là bảo tồn cấu trúc thực của răng một cách tối đa. Đặc biệt răng hàm đóng vai trò chính trong ăn nhai, giúp nghiền nát thức ăn. Một khi răng hàm mất đi thì việc ăn nhai sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho dù có trồng răng giả.

Với những trường hợp răng mới chớm sâu thì nha sỹ hoàn toàn có thể điều trị răng sâu bằng cách tái khoáng phần men răng khá đơn giản.

Tuy nhiên, khi cấu trúc của răng đã bị xâm lấn, tổn thương nặng nề thì tốt nhất nên điều trị theo phương pháp hàn trám hoặc bọc răng sứ. Nếu tủy vị viêm nhiễm thì điều trị nội nha sẽ được tiến hành đầu tiên để loại bỏ phần tủy bị hoại tử.

Về bản chất thì hàn răng có độ bền kém hơn so với bọc sứ nhưng mức chi phí thấp hơn và thời gian thực hiện cũng được rút ngắn tối đa. Nạo sạch vết sâu là thao tác được tiến hành trước tiên khi muốn trám hay bọc sứ. Đây là cách điều trị răng hàm sâu nặng tốt nhất. Bản chất của nạo vết sâu là làm sạch toàn bộ các mô răng bị bệnh, giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, hạn chế nguy cơ gây bệnh trở lại. Thao tác này cần thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo làm sạch hoàn toàn các mô răng bệnh mà không phạm đến các mô răng khỏe.

Khi vết sâu được làm sạch thì vật liệu trám sẽ được trám bít vào vết sâu để tạo hình lại cho răng. Với trường hợp chân răng còn tốt mà cấu trúc răng đã bị phá vỡ một nửa thì tốt nhất bạn nên thực hiện bọc sứ để bảo vệ phần răng thật bên trong bởi hàn trám dễ bị bong tróc khi ăn nhai. Đây là cách điều trị răng hàm sâu nặng tốt nhất để bảo tồn được răng thật tối đa, giúp bệnh nhân ăn nhai một cách bình thường.

Hiện nay, với công nghệ trám răng Laser Tech và bọc sứ CT 5 chiều thì việc điều trị răng sâu trở nên đơn giản hơn và độ bền chắc của răng khá cao, đảm bảo ăn nhai tốt.
Nhổ bỏ nếu không thể bảo tồn

Với công nghệ nhổ răng không đau hiện đại thì nhổ răng không còn là nỗi lo của bệnh nhân mỗi khi phải điều trị. Thực tế, công nghệ nhổ răng mới này sử dụng hình thức gây tê rất đặc biệt bằng dạng xịt, giúp loại bỏ cảm giác đau nhức tối đa. Sau đó, dụng cụ nạy sẽ giúp lấy răng ra một cách dễ dàng và nhổ răng hàm theo từng phần mà không cần dùng kìm lấy toàn bộ chân răng như kỹ thuật trước kia. Các thiết bị nhổ răng hiện đại chỉ tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng nên hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mềm, cũng như là tổn hại tới xương ổ răng.

Sự kết hợp của loại thuốc ibuprofen-paracetamol sử dụng sau khi nhổ răng sẽ có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân trong vòng 72 giờ thay vì 24 giờ như các loại thuốc trước kia.

Phương pháp mới không cần tách nướu do đó có thể hạn chế đau nhức, chảy máu một cách tối đa và thời gian lành thương cũng được chứng minh là nhanh hơn so với các phương pháp khác.

Trong một số trường hợp nhất định, việc nhổ răng hàm bị sâu bắt buộc phải được tiến hành. Khi các mô răng sâu đã bị mất nhiều, cấu trúc răng bị phá vỡ, viêm nhiễm tủy không thể điều trị dẫn đến răng bị lung lay và áp xe xương ổ răng thì điều bắt buộc là phải nhổ răng sâu để bảo tồn các răng kế bên. Việc điều trị răng bằng cách nhổ bỏ hoàn toàn chân răng lúc này là cần thiết khi giữ lại răng khá nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng nói chung.

Có nên nhổ răng sữa cho trẻ em hay không

Nhổ răng sữa cho trẻ em nhẹ nhàng và không đau sẽ giúp loại bỏ răng sữa bị viêm nhiễm hoặc bị lung lay nhưng không rụng để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí cho bé hàm răng đều đẹp tự nhiên.

Chức năng và thời gian răng sữa mọc

Thời gian mọc răng sữa

Răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ bú mẹ và thường mọc theo thứ tự sau:
STT THỨ TỰ MỌC RĂNG SỮA ĐỘ TUỔI BÉ MỌC RĂNG
 1 Răng cửa giữa 5 – 8 tháng tuổi
 2 Răng cửa bên 9 – 12 tháng tuổi
 3 Răng hàm sữa thứ nhất 12 – 15 tháng tuổi
 4 Răng nanh sữa 18 – 21 tháng tuổi
 5 Răng hàm sữa thứ hai 24 tháng – 3 tuổi

Cách nhổ răng sữa cho bé

Ý nghĩa của việc nhổ răng sữa cho trẻ em là gì?

Chức năng của răng sữa

Răng sữa giúp cho xương hàm phát triển hoàn thiện, bình thường trong thời gian đầu khi bé ăn dặm; phát âm chính xác, không bị ngọng và nghiền nát thức ăn trong thời kỳ bé tập ăn. Các răng sữa này rồi sẽ lung lay và lần lượt được thay thế bằng các răng vĩnh viễn.

Khi nào thì nên thay răng sữa cho bé?

Răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật đặc biệt. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng, thân răng sữa phía trên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo quy luật sau:
 STTTHỨ TỰ THAY RĂNG SỮA ĐỘ TUỔI BÉ THAY RĂNG 
1 Răng cửa giữa 5 – 7 tuổi
2 Răng cửa bên 7 – 8 tuổi
3 Răng hàm sữa thứ nhất 9 – 10 tuổi
4 Răng nanh sữa 10 – 11 tuổi
5 Răng hàm sữa thứ hai 11 – 12 tuổi
Răng sữa khi đến tuổi thay mà vẫn không lung lay hay rụng đi thì cần phải có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 – 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.

Buộc phải thay răng sữa khi nào?

Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên thay răng sữa cho trẻ trong các trường hợp sau:
  1. Răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
  2. Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, hư tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
  3. Răng sữa đến tuổi thay, lung lay hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc.

Những bé nào không nên nhổ răng sữa?

Các bác sĩ nha khoa khuyên không nên nhổ răng sữa cho trẻ em trong các trường hợp sau:
  1. Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent.
  2. Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ
  3. Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.

Nên nhổ răng sữa cho trẻ em ở đâu?

Khi bé được 18 tháng tuổi trở nên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần. Việc khám răng định kỳ sẽ giúp theo dõi quá trình mọc răng của trẻ cũng như phát hiện sớm các bệnh răng miệng như sâu răng. Không nên cho bé nhổ răng quá sớm vì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khuôn mặt và tốn nhiều thời gian, chi phí cho việc chỉnh nha niềng răng sau này.

Những tai biến thường xảy ra khi nhổ răng cho bé tại nhà

Rất nhiều cha mẹ khi thấy răng sữa của trẻ lung lay là nhổ ngay mà không biết bên dưới răng vĩnh viễn đã mọc hay chưa. Điều này rất nguy hiểm vì nhổ răng sữa cho trẻ bằng tay hay chỉ không những rất đau mà còn dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu ồ ạt, sót chân răng, viêm nhiễm, tổn thương xương hàm làm mặt mất đi vẻ cân đối. Bên cạnh đó nếu răng sữa bị nhổ sớm thì phần lợi để lâu ngày sẽ co khít cứng lại và khi răng vĩnh viễn mọc sẽ rất khó khăn và gây đau đớn cho bé.
Chính vì vậy, khi răng sữa của trẻ em bị lung lay, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín, chất lượng khám để biết chính xác tình trạng của răng vĩnh viễn. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch nhổ răng theo đúng độ tuổi, giai đoạn thay răng cho trẻ.
Được tạo bởi Blogger.