Nên chỉnh răng hay bọc răng sứ cho răng thưa?

Khoảng cách rộng giữa hai răng cửa tạo thành răng thưa. Răng thưa khiến mọi người mất đi tự tin và tìm cách cải thiện. Thường mọi người sẽ đi chỉnh nha vậy nên niềng răng ở đâu và chỉnh răng thưa mất bao nhiêu tiền. Thông tin sau đây sẽ giúp ích cho bạn.


Răng thưa là tình trạng có khe hở giữa các răng, xảy ra khi có hiện tượng di răng (do hậu quả của mất răng) hay răng quá nhỏ so với cung hàm. Ngoài ra, thắng môi bám thấp cũng là một nguyên nhân thường gặp của hở kẽ giữa hai răng cửa giữa. Hầu hết các bệnh nhân bị răng thưa đều than phiền về vấn đề khe hở rộng giữa các răng gây mất thẩm mỹ khiến họ cảm thấy vô cùng tự ti. Trên thực tế, răng thưa có nhiều cách điều trị nhưng niềng răng là giải pháp tốt nhất. Răng thưa có nên niềng răng?

Các phương pháp điều trị răng thưa:

– Hàn đóng khe thưa bằng vật liệu composite thẩm mỹ giống như màu răng của bạn, tức là hàn cho mỗi răng bên cạnh khe thưa to ra một chút. Cách này rất nhẹ nhàng không phải mài răng, thời gian chỉ khoảng 15 phút cho một khe thưa, thường áp dụng cho những khe thưa nhỏ < 2mm. Với phương pháp này bạn cần giữ gìn hạn chế cắn đồ cứng và thay đổi nhiệt độ đột ngột trong miệng.

– Làm chụp sứ cho chân răng bên cạnh khe thưa: Cách này hiệu quả, răng bóng đẹp, độ cứng, bền cao, những răng quá thưa có thể chia lại khoảng cách và thêm răng sao cho cân đối hài hòa. Cách này chi phí cao và cần phải mài bớt một lớp ngoài của răng.

– Chỉnh nha: Dùng mắc cài cố định trên răng, tác động trên dây cung bằng lực nhẹ, kéo các răng từ từ lại gần nhau. Cách này giữ nguyên răng của bạn, không phải mài mà tác dụng lại lâu dài.

răng thưa có nên niềng không
Ngoài việc tìm lại tính thẩm mỹ cho hàm răng thì răng thưa còn đem lại cho bạn các lợi ích như niềng răng thưa giúp bạn có hàm răng đẹp, tạo cho bạn sự tự tin trong giao tiếp; khoảng cách giữa các răng khít vào nhau nên tránh được việc thức ăn bám vào khe răng, phát sinh vi khẩn gây hại răng; răng khít vào nhau cũng giúp bạn phát âm chuẩn hơn. Khi niềng răng, ngoài tác dụng đều chỉnh mức độ thưa của răng, nó còn phải chỉnh khớp cắn, chỉnh hai hàm trên dưới cùng một lúc để khớp cắn phù hợp vì vậy bạn sẽ tránh được nguy cơ bị lệch khớp cắn.

Niềng răng thưa diễn ra như thế nào?
Nguyên tắc của việc niềng răng thưa là bác sĩ sẽ dùng lực kéo của dây cung và mắc cài để thay đổi vị trí răng nhằm kéo răng thưa xích lại với nhau, từ đó làm răng đều và thẳng hàng. Trong giai đoạn điều trị bác sĩ nha khoa sẽ có giải pháp kéo cho răng bạn kín lại và đều nhau. Niềng răng thưa sẽ không gây đau nhưng thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi có vật lạ trong miệng nhưng qua thời gian sẽ thấy bình thường trở lại. Niềng răng thường kéo dài 18-24 tháng, tùy vào mức độ và tình trạng răng của mỗi người.

Các bước tiến hành của một ca niềng răng thưa sẽ diễn ra như sau:

– Kiểm tra và vệ sinh răng miệng trước khi tiến hành niềng răng thưa để loại bỏ chất tồn trọng lâu ngày trong răng và tránh bệnh răng miệng.

– Chụp phim X-Quang bằng máy Kỹ thuật số. Chỉ khi có phim chụp đầy đủ bác sĩ mới nắm được tình hình toàn bộ răng, xương hàm, cung hàm, từ đó mới nhận định được tình trạng của khách hàng và đưa ra phương pháp điều trị tương ứng. Vì mỗi giai đoạn niềng răng khác nhau sẽ áp dụng những phác đồ khác nhau.

– Phân tích phim bằng phần mềm để nắm rõ tình trạng răng, xương hàm, cung hàm để tiến hành lấy dấu hàm để làm mẫu răng. Đây là cơ sở để nha sĩ thiết kế mắc cài tương ứng với cung hàm của từng người để đảm bảo chính xác cho các mắc cài lên răng thật.

– Trên cơ sở đã đo, lấy dấu hàm và phim chụp của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thiết kế mắc cài phù hợp với từng bước, từng giai đoạn niềng răng và sự dịch chuyển của răng trên cung hàm.

– Trong từng giai đoạn niềng răng thưa bạn sẽ được bác sĩ cho lịch tái khám để điều chỉnh các mắc cài tương ứng với sự dịch chuyển của răng. Trong thời gian đó bạn cũng cần phối hợp với bác sĩ để đeo thun tại nhà hoặc đeo khí cụ mặt ngoài nhằm tăng lực kéo của dây cung.

Việc chỉnh nha hay bọc răng sứ cho răng thưa đều là lựa chọn tốt. Nhưng tuỳ vào bản thân bạn, dù là cái nào cũng hy vọng là quyết định phù hợp cho sức khoẻ.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.