Mão răng sứ là mảnh ghép không thể thiếu trong trồng răng. Để quyết định lựa chọn mão răng sứ phù hợp cần được xem xét dựa trên độ bền, khả năng chịu lực, màu sắc cũng như hình dáng tổng thể của mão sứ. Bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn những mão răng sứ phổ biến nhất hiện nay để bạn dễ dàng lựa chọn.
mão răng sứ thẩm mỹ
PHÂN LOẠI CÁC LOẠI MÃO RĂNG SỨ THẨM MỸ
Về cơ bản, các loại mão răng sứ chia làm 3 dòng dưới đây. Mỗi dòng răng sứ lại có những đặc trưng, ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp phục hình răng cụ thể.
A) MÃO RĂNG KIM LOẠI
“Mão sứ kim loại đáp ứng nhu cầu cho răng ăn nhai thường xuyên chịu áp lực lớn”
Như tên gọi của mình, loại mão răng này được chế tạo bằng kim loại. Trước đây, mão răng kim loại thường có chất liệu từ các loại hợp kim nha khoa. Một số khác được làm từ kim loại quý với lớp sườn bên trong bằng platin, vàng hay palladium. Khi phục hình, mão răng kim loại cho những màu sắc ánh kim như vàng, bạc. Hiện nay mão răng kim loại không còn là lựa chọn phổ biến trong dịch vụ làm răng thẩm mỹ.
Mão răng kim loại thường được chọn khi khách hàng hay bệnh nhân có nhu cầu răng ăn nhai chịu áp lực lớn như răng hàm và không đặt nặng quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ. Xét về khả năng chịu lực, độ bền cũng như không gây đen cổ răng, không gây kích ứng, thời gian sử dụng lâu dài thì mão răng quý kim có ưu thế vượt trội hơn cả so với các loại mão răng kim loại khác. Tuy nhiên, giá thành của loại răng này khá cao.
B) MÃO RĂNG SỨ HỢP KIM
Mão răng sứ hợp kim thường được gọi là răng sứ kim loại (PFM) là bước nối giữa sự phát triển của ngành thẩm mỹ răng sứ khi cải tiến mão răng kim loại với ưu điểm của lớp phủ sứ bên ngoài. Răng sứ kim loại có cấu trúc bao gồm một khung sườn kim loại hoặc hợp kim được nung trong lò nhiệt độ cao hợp với phần phủ sứ bên ngoài tạo hình như răng thật.
Răng sứ kim loại điển hình thường có khung sườn là hợp kim Niken-Crom-Titan, một số khác cũng có khung sườn từ kim loại quý. Hợp kim Titan làm cho răng sứ trở nên nhẹ hơn, chắc hơn, đặc biệt là với trường hợp cầu răng dài. Phần sườn răng sứ làm bằng hợp kim có chứa khoảng 4 – 6% titanium, và phủ bằng chụp sứ Ceramco3. Titanium có tính tương hợp sinh học cao, có thể kết hợp tốt với xương. Đặc biệt, tính chất thuần y học của hợp kim titan và sứ không gây dị ứng, ung thư hay làm biến dạng các kết cấu tiếp xúc trong thời gian dài. Chụp sứ Ceramco3 không bị oxy hóa trong môi trường dịch nước bọt và axit trong thực phẩm nên không bị biến đổi tính chất, không ảnh hưởng xấu đến các tổ chức quanh răng.
Do lớp khung sườn nếu có ánh sáng chiếu qua sẽ thấy bóng mờ màu đen (trừ răng sứ quý kim), răng sứ kim loại trong ngành thẩm mỹ nha khoa thường chỉ được lựa chọn khi phục hình các răng hàm có chức năng ăn nhai là chủ yếu, độ thẩm mỹ tương đối. Tuy nhiên, răng sứ kim loại vẫn là một trong số những giải pháp thường xuyên trong phục hình răng sứ với nhiều ưu điểm và chi phí kinh tế.
C) MÃO RĂNG TOÀN SỨ
Mão răng toàn sứ hay còn gọi là răng sứ không kim loại có phần khung sườn và lớp phủ chụp bên ngoài hoàn toàn từ sứ nha khoa. Chất liệu sử dụng để chế tác thường là sứ nguyên chất Zirconia/Zirconium hoặc Lithium Desilicate có độ bền chắc lớn với cấu trúc vật lý tương tự như cấu trúc của kim cương.
Về cơ bản, các loại mão răng sứ chia làm 3 dòng dưới đây. Mỗi dòng răng sứ lại có những đặc trưng, ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp phục hình răng cụ thể.
A) MÃO RĂNG KIM LOẠI
“Mão sứ kim loại đáp ứng nhu cầu cho răng ăn nhai thường xuyên chịu áp lực lớn”
Như tên gọi của mình, loại mão răng này được chế tạo bằng kim loại. Trước đây, mão răng kim loại thường có chất liệu từ các loại hợp kim nha khoa. Một số khác được làm từ kim loại quý với lớp sườn bên trong bằng platin, vàng hay palladium. Khi phục hình, mão răng kim loại cho những màu sắc ánh kim như vàng, bạc. Hiện nay mão răng kim loại không còn là lựa chọn phổ biến trong dịch vụ làm răng thẩm mỹ.
Mão răng kim loại thường được chọn khi khách hàng hay bệnh nhân có nhu cầu răng ăn nhai chịu áp lực lớn như răng hàm và không đặt nặng quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ. Xét về khả năng chịu lực, độ bền cũng như không gây đen cổ răng, không gây kích ứng, thời gian sử dụng lâu dài thì mão răng quý kim có ưu thế vượt trội hơn cả so với các loại mão răng kim loại khác. Tuy nhiên, giá thành của loại răng này khá cao.
B) MÃO RĂNG SỨ HỢP KIM
Mão răng sứ hợp kim thường được gọi là răng sứ kim loại (PFM) là bước nối giữa sự phát triển của ngành thẩm mỹ răng sứ khi cải tiến mão răng kim loại với ưu điểm của lớp phủ sứ bên ngoài. Răng sứ kim loại có cấu trúc bao gồm một khung sườn kim loại hoặc hợp kim được nung trong lò nhiệt độ cao hợp với phần phủ sứ bên ngoài tạo hình như răng thật.
Răng sứ kim loại điển hình thường có khung sườn là hợp kim Niken-Crom-Titan, một số khác cũng có khung sườn từ kim loại quý. Hợp kim Titan làm cho răng sứ trở nên nhẹ hơn, chắc hơn, đặc biệt là với trường hợp cầu răng dài. Phần sườn răng sứ làm bằng hợp kim có chứa khoảng 4 – 6% titanium, và phủ bằng chụp sứ Ceramco3. Titanium có tính tương hợp sinh học cao, có thể kết hợp tốt với xương. Đặc biệt, tính chất thuần y học của hợp kim titan và sứ không gây dị ứng, ung thư hay làm biến dạng các kết cấu tiếp xúc trong thời gian dài. Chụp sứ Ceramco3 không bị oxy hóa trong môi trường dịch nước bọt và axit trong thực phẩm nên không bị biến đổi tính chất, không ảnh hưởng xấu đến các tổ chức quanh răng.
Do lớp khung sườn nếu có ánh sáng chiếu qua sẽ thấy bóng mờ màu đen (trừ răng sứ quý kim), răng sứ kim loại trong ngành thẩm mỹ nha khoa thường chỉ được lựa chọn khi phục hình các răng hàm có chức năng ăn nhai là chủ yếu, độ thẩm mỹ tương đối. Tuy nhiên, răng sứ kim loại vẫn là một trong số những giải pháp thường xuyên trong phục hình răng sứ với nhiều ưu điểm và chi phí kinh tế.
C) MÃO RĂNG TOÀN SỨ
Mão răng toàn sứ hay còn gọi là răng sứ không kim loại có phần khung sườn và lớp phủ chụp bên ngoài hoàn toàn từ sứ nha khoa. Chất liệu sử dụng để chế tác thường là sứ nguyên chất Zirconia/Zirconium hoặc Lithium Desilicate có độ bền chắc lớn với cấu trúc vật lý tương tự như cấu trúc của kim cương.
Răng toàn sứ hiện tại là giải pháp tối ưu cho phục hình răng thẩm mỹ khi mối quan tâm tối đa nằm ở yếu tố răng đẹp tự nhiên. Răng toàn sứ có màu sắc cũng như độ thấu quang không khác gì răng thật, không có bóng mờ màu đen khi ánh sáng chiếu qua hoặc đen viền nướu, cải thiện hoàn toàn mọi khuyết điểm từ những loại mão răng thế hệ cũ. Răng toàn sứ không chỉ đảm bảo thẩm mỹ mà còn phục hồi chức năng ăn nhai tuyệt vời với độ chịu lực trung bình từ 360-9000MPa ( trong khi răng thật chỉ từ 80-120Mpa).
>>> Xem thêm: Có nên mài răng không<<<
ĐÂU LÀ LỰA CHỌN RĂNG SỨ THẨM MỸ TỐT?
Không có loại răng sứ thẩm mỹ nào luôn luôn là lựa chọn tốt dành cho tất cả mọi người. Việc chọn một loại răng sứ tốt thay đổi tùy theo nhu cầu phục hình cụ thể của khách hàng/bệnh nhân. Sau khi tham khảo qua về những loại răng sứ cơ bản kể trên, bạn có thể hình thành một phần quyết định cho mình đồng thời xem xét thêm, thảo luận thêm các vấn đề liên quan với nha sĩ của mình. Khi đã nắm rõ được những ý kiến của bạn, sẽ không mất nhiều thời gian để một nha sỹ có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực răng sứ thẩm mỹ hướng bạn đến một lựa chọn tốt, đủ đáp ứng cả hai mối quan tâm về thẩm mỹ cũng như nhu cầu chức năng cho răng cần phục hình.
ĐÂU LÀ LỰA CHỌN RĂNG SỨ THẨM MỸ TỐT?
Không có loại răng sứ thẩm mỹ nào luôn luôn là lựa chọn tốt dành cho tất cả mọi người. Việc chọn một loại răng sứ tốt thay đổi tùy theo nhu cầu phục hình cụ thể của khách hàng/bệnh nhân. Sau khi tham khảo qua về những loại răng sứ cơ bản kể trên, bạn có thể hình thành một phần quyết định cho mình đồng thời xem xét thêm, thảo luận thêm các vấn đề liên quan với nha sĩ của mình. Khi đã nắm rõ được những ý kiến của bạn, sẽ không mất nhiều thời gian để một nha sỹ có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực răng sứ thẩm mỹ hướng bạn đến một lựa chọn tốt, đủ đáp ứng cả hai mối quan tâm về thẩm mỹ cũng như nhu cầu chức năng cho răng cần phục hình.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét