Trồng răng là 1 kỹ thuật phức tạp hơn nhiều so với các kỹ thuật phục hình răng khác thế nhưng 1 khi thành công nó sẽ đem lại cho bạn 1 chiếc răng giả có hoàn toàn chức năng như 1 chiếc răng thật. Thậm chí còn tốt hơn
Cấu trúc của một implant như thế nào?Cấy ghép implant chính là phương pháp dùng một trụ nhỏ bằng titan vào xương hàm để trụ này kết nối chặt chẽ với xương hàm. Khi xương hàm và trụ đã ổn định, một mão răng bằng sứ giống răng thật sẽ được gắn trên đó, đảm bảo cho bệnh nhân ăn nhai hoàn toàn bình thường.
Như vậy cấu trúc của một implant hoàn chỉnh bao gồm:
+ Trụ implant
+ Trụ nối abutment
+ Răng sứ
Một số lưu ý khi cấy ghép implant quan trọng bạn nên biết
Những trường hợp nào có thể cấy ghép Implant?
Những bệnh nhân mất một răng, nhiều răng và thậm chí toàn hàm thì đều có thể thực hiện cấy ghép implant thay cho các phương pháp trồng răng giả cổ điển như làm hàm tháo lắp hay thực hiện làm cầu răng. Trường hợp mới mất răng hoặc mất răng lâu ngày cũng hoàn toàn có thể trồng implant để thay thế răng mất.
>>> Địa chỉ cấy răng implant ở Sài Gòn tốt nhất
Như vậy, đối với những người có sức khỏe tốt và thể tích xương hàm đảm bảo đầy đủ, không tiêu hõm, bờ nướu rộng, thành nướu khỏe mạnh thì hoàn toàn có thể thực hiện cấy ghép implant.
Những ai không nên thực hiện cấy Implant?
- Trẻ em đang lớn: Do xương chưa phát triển hết và là thời điểm xương hàm đang tiến tới ổn định nên không thể cấy ghép răng.
- Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ không nên có bất kỳ tác động nào đến răng miệng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
- Bệnh nhân có tiền sử tim mạch, những người có van tim nhân tạo, bệnh máu ác tính, suy thận, bị ung thư đã di căn cũng không nên cấy ghép Implant.
- Người bệnh không có không gian làm răng do khe làm răng quá hẹp hoặc độ cao làm răng không đủ.
- Mật độ xương hàm không đủ, bị tiêu hõm cũng không nên thực hiện làm implant bởi trụ Implant không thể kết nối chặt chẽ với xương hàm để giữ răng luôn vững chắc, dễ bị đào thải.
Số lượng Implant cấy ghép có cần bằng số lượng răng mất không?
Số lượng implant cấy ghép không nhất thiết bằng số lượng răng mất mà có thể đặt Implant ít hơn số răng mất tùy thuộc vào vị trí và chất lượng xương khi gắn Implant, khoảng mất răng rộng hay hẹp và răng đối kháng như thế nào.
Trong một số trường hợp bác sỹ có thể kết hợp làm cầu răng và trồng răng Implant để tiết kiệm chi phí tối đa mà vẫn đem lại hiệu quả tốt, đặc biệt nếu trường hợp mất răng toàn hàm nếu làm implant thì chi phí sẽ rất lớn.
>>> Khi bị gãy thân răng phải làm sao?
Quy trình cấy ghép implant
Nên lựa chọn công nghệ nào tốt nhất để cấy ghép?
Lựa chọn công nghệ là lưu ý khi cấy ghép implant quan trọng bạn cần quan tâm. Công nghệ cấy ghép implant sẽ hỗ trợ cho nha sỹ có thể thực hiện trồng răng một cách chính xác mà không xảy ra sai khác, đặc biệt là đối với trồng implant – một kỹ thuật rất khó trong nha khoa, chỉ cần sai sót nhỏ thì nguy cơ trụ implant bị đào thải là khá cao.
Hiện nay, với công nghệ cấy ghép Implant 4S ra đời thì nỗi lo implant bị đào thải có thể được xóa bỏ. Đây là công nghệ tân tiến nhất trong lĩnh vực trồng răng giả được Liên đoàn Nha khoa Thế giới FDI chứng thực về chất lượng thông qua rất nhiều ca cấy ghép điển hình.
Công nghệ hỗ trợ trồng răng bền chắc, chịu lực cao. Răng được khôi phục trùng khớp với răng thật về hình thể và màu sắc.
Implant 4S cho khả năng tích hợp chân răng nhân tạo với xương hàm tốt nhất. Do cấy trụ trực tiếp vào xương hàm không cần tách nướu nên thời gian lành thương nhanh chóng, bền chắc và duy trì dài lâu trên cung hàm.
Khả năng ăn nhai hoàn toàn như răng thật
Thời gian cấy ghép được rút ngắn tối đa khoảng 3-4 tuần so với thông thường và thời gian cấy một trụ răng vào xương hàm chỉ dao động 15-20 phút.
Hiệu quả của công nghệ đã được chứng thực thông qua các ca trồng răng thực tế tại nha khoa KIM nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Chăm sóc răng miệng sau cấy ghép implant như thế nào?
So với làm răng sứ hay cầu răng thì lưu ý khi cấy ghép implant sẽ khắt khe hơn về yếu tố chăm sóc răng miệng
+ Bạn không được hút thuốc 2 tuần trước khi cắm implant và 2 – 4 tuần sau khi cắm ghép Implant. Khi mới cắm ghép Implant, không súc miệng với nước muối hoặc bất kỳ dung dịch hóa chất nào mà chỉ nên súc miệng sau 1-2 tuần.
+ Hàm răng bạn có thể đau nhẹ âm ỉ 1 – 2 ngày sau khi cắm ghép Implant, nên uống thuốc theo toa chỉ định của bác sĩ. Có thể ngậm nước đá, hoặc chườm thêm đá ngoài môi, má tương ứng với vùng cắm ghép Implant. Nếu có hiện tượng sưng nhẹ, kích ứng môi và má thì có thể chườm nước ấm.
+ Không nên ăn nhai các thức ăn cứng dai hay thức ăn cay nóng
+ Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng không tác động đến vùng răng vừa cấy ghép.
+ Thực hiện tái khám theo đúng yêu cầu của bác sỹ để kiểm tra tình trạng tích hợp của trụ vào xương hàm, xem có xảy ra viêm nhiễm hay không.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét