Nho rang sua cho be cần có sự can thiệp của nha sĩ chứ không nên tự thực hiện tại nhà. Thực hiện không đúng cách dễ đưa đến những biến chứng không hề mong muốn gây nhiều ảnh hưởng đến trẻ. Đôi lúc vì sự chủ quan của người lớn có thể đem đến sự bất lợi đối với trẻ.
Trên thực tế, việc duy trì răng sữa đầy đủ sẽ đảm bảo cho việc phát triển hàm và định hướng cho răng vĩnh viễn sau này. Răng sữa giúp cho xương hàm phát triển hoàn thiện, bình thường trong thời gian đầu khi bé ăn dặm, giúp bé phát âm chính xác và tròn tiếng hơn. Răng sữa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn trong thời kỳ bé tập ăn.
Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc mọc răng vĩnh viễn
♦ Tư vấn:”Có nên nhổ răng sữa cho trẻ em hay không?”
Theo quy luật tự nhiên, răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên, thân răng sữa phía trên sẽ nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo theo một độ tuổi nhất định như sau:
Hai răng cửa giữa: 6-7 tuổi
Hai răng cửa bên cạnh: 7-8 tuổi
Hai răng nanh: 9-12 tuổi
Hai răng hàm đầu tiên: 9-11 tuổi
Hai răng hàm thứ 2: 10-12 tuổi
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đã đúng thời điểm thay răng, răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa mãi không rụng thì cần phải có tác động bên ngoài là nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 – 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự sức khỏe răng miệng của bé.
Có nên nhổ răng sữa cho trẻ hay không?
Có nên nhổ răng sữa cho trẻ hay không?
Trong một số trường hợp răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng chệch bên cạnh răng sữa răng sữa chưa có dấu hiệu gãy rụng thì cần phải nhổ răng sữa để tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí hoặc việc mọc song song răng sữa và răng vĩnh viễn sẽ tạo nên các lệch lạch về răng miệng sau này, khiến cho răng khấp khểnh, xô lệch không đều, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Theo các chuyên gia nha khoa, bạn nên thay răng sữa cho trẻ trong các trường hợp sau:
- Răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
- Răng sữa bị viêm cement cấp, viêm nhiễm ở chóp răng, viêm tủy lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
Một khi trẻ mắc các vấn đề răng miệng thì việc nhổ răng sữa là cần thiết để tránh những biến chứng về sau, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Răng sữa bị viêm nhiễm cần được nhổ bỏ
Răng sữa bị viêm nhiễm cần được nhổ bỏ
♦ Có nên nhổ răng sữa cho trẻ em hay không? và Cách nhổ răng sữa cho trẻ không đau
Cách nhổ răng sữa cho trẻ không đau tốt nhất là cần có sự can thiệp của nha sỹ. Có khá nhiều cha mẹ khi thấy răng sữa của trẻ lung lay là nhổ ngay với phương pháp dân gian mà không biết bên dưới răng vĩnh viễn đã mọc hay chưa. Điều này rất nguy hiểm vì nhổ răng sữa cho trẻ bằng tay hay chỉ không những rất đau mà còn dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, sót chân răng, viêm nhiễm, tổn thương xương hàm làm mặt mất đi vẻ cân đối. Bên cạnh đó nếu răng sữa bị nhổ sớm thì phần lợi để lâu ngày sẽ co khít cứng lại và khi răng vĩnh viễn mọc sẽ rất khó khăn và gây đau đớn cho bé.
Có nên nhổ răng sữa cho trẻ hay không cần qua sự thăm khám cụ thể của nha sỹ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp không nên nhổ răng cho trẻ.
- Trẻ em đang bị viêm lợi cấp, viêm lợi vincent.
- Trẻ bị bệnh tim, các bệnh về máu, bệnh gan thận, thấp khớp hay bệnh truyền nhiễm thì chỉ nhổ răng khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, dùng kháng sinh trước và sau khi nhổ.
- Không nên nhổ răng khi trẻ em đang mang các khối u ác tính, sốt bại liệt.
Tất cả các bệnh lý mà bé mắc phải cần được thông báo cụ thể nhất cho nha sỹ để đề phòng những biến chứng có thể xảy ra. Khi bé được 18 tháng tuổi trở nên thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những vấn đề răng miệng như bệnh lý hay lệch lạc để có sự điều chỉnh phù hợp nhất.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét