Đau răng sâu có thể từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào quá trình chăm sóc răng miệng của bạn. Trong một số trường hợp, nếu quá trình ăn mòn răng phát triển chậm, những cơn đau có thể hoàn toàn không xuất hiện. Bài viết sau xin chia sẻ những dấu hiệu nhận biết sâu răng mà bạn có thể dễ dàng phát hiện.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng
1 Những đốm trắng đục trên răng
Đốm trắng đục trên răng
Trên một chiếc răng mạnh khỏe, lớp ngoài cùng của men răng màu trong mờ và có thể nhìn thấy màu ngà bên trong. Người ta thường bỏ qua dấu hiệu đầu tiên của sâu răng khi trên răng xuất hiện những đốm trắng đục. Họ không biết rằng quá trình sâu răng bắt đầu với việc các vi khuẩn làm mất các khoáng chất, đặc biệt là canxi trong men răng dẫn đến xuất hiện các đốm trắng đục.
2. Thức ăn mắc kẹt ở kẽ hoặc bề mặt răng
Đây là một trong những phàn nàn phổ biến của hầu hết những người mắc bệnh liên quan đến sâu răng. Kể từ lúc sâu răng tạo ra các lỗ trên bề mặt hoặc 2 bên răng thì khoảng cách giữa 2 chiếc răng được nới rộng ra. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn mắc kẹt giữa những kẽ răng này. Tình trạng này gây ra những cảm giác khó chịu và người ta thường sử dụng tăm xỉa răng để đánh bay thức ăn bị kẹt. Vô hình chung họ đã làm bong tróc lớp men răng từ việc dùng tăm.
3. Không có khả năng nhai ở một số răng
Khi sâu răng ăn dần đến tủy và mô quanh chóp răng bắt đầu hình thành mủ. Điều này làm cho một số người cảm thấy đau khi nhai ở những vị trí răng gặp tình trạng trên.
4. Răng nhạy cảm cao
Răng nhạy cảm cao
Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng. Nhạy cảm với thức ăn lạnh là một dấu hiệu cho thấy răng vẫn chưa bị tấn công hoàn toàn. Một cách để bảo vệ răng khi gặp tình trạng này là trám răng kịp thời. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy răng mình nhạy cảm và đau đớn khi ăn đồ nóng, đó là dấu hiệu răng sắp hỏng hoàn toàn. Hãy nhanh chóng đến gặp nha sĩ để điều trị.
5. Tróc hoặc rạn nứt răng
Nếu bạn thấy răng bị sứt mẻ khi cắn hoặc nhai cái gì không quá cứng, đó có thể là một dấu hiệu của sâu răng. Do cấu trúc của men và ngà răng (men là lớp ngoài, ngà là lớp trong), nên khi răng bị sâu đến lớp ngà, nó sẽ làm tróc hoặc làm rạn nứt lớp men răng.
6. Răng bị sẫm màu
Một số người thường đến những trung tâm Nha khoa để tấy trắng những chiếc răng bị sẫm màu nhưng không hề biết rằng đó là một trong những dấu hiệu của bệnh sâu răng.
7. Hơi thở bị hôi
Thức ăn bị mắc kẹt giữa các kẽ răng nếu không được loại bỏ đúng cách có thể tạo nên mùi hôi trong hơi th
8. Chảy máu khi đánh răng
Nếu một lỗ sâu răng nằm ở giữa hai răng làm cho các mô nướu phát triển tràn ra bên ngoài. Khi đánh răng, những mô nướu này bị tổn thương và chảy máu.
9. Xuất hiện những khoảng trống giữa hai hàm răng.
Nếu sâu răng ở giữa các răng hàm lớn thì qua thời gian những chiếc răng này có sự thay đổi lớn dẫn đến sự xuất hiện những khoảng trống giữa hai hàm răng.
10. Sưng ở nướu
Khi sâu răng ăn đến tủy và sau đó tạo ảnh hưởng đến các mô xung quanh tạo ra mủ. Điều này có thế gây ra sưng ở nướu răng và phải điều trị ngay lập tức nếu không muốn thấy những biến chứng nguy hiểm.
4. Răng nhạy cảm cao
Răng nhạy cảm cao
Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng. Nhạy cảm với thức ăn lạnh là một dấu hiệu cho thấy răng vẫn chưa bị tấn công hoàn toàn. Một cách để bảo vệ răng khi gặp tình trạng này là trám răng kịp thời. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy răng mình nhạy cảm và đau đớn khi ăn đồ nóng, đó là dấu hiệu răng sắp hỏng hoàn toàn. Hãy nhanh chóng đến gặp nha sĩ để điều trị.
5. Tróc hoặc rạn nứt răng
Nếu bạn thấy răng bị sứt mẻ khi cắn hoặc nhai cái gì không quá cứng, đó có thể là một dấu hiệu của sâu răng. Do cấu trúc của men và ngà răng (men là lớp ngoài, ngà là lớp trong), nên khi răng bị sâu đến lớp ngà, nó sẽ làm tróc hoặc làm rạn nứt lớp men răng.
6. Răng bị sẫm màu
Một số người thường đến những trung tâm Nha khoa để tấy trắng những chiếc răng bị sẫm màu nhưng không hề biết rằng đó là một trong những dấu hiệu của bệnh sâu răng.
7. Hơi thở bị hôi
Thức ăn bị mắc kẹt giữa các kẽ răng nếu không được loại bỏ đúng cách có thể tạo nên mùi hôi trong hơi th
8. Chảy máu khi đánh răng
Nếu một lỗ sâu răng nằm ở giữa hai răng làm cho các mô nướu phát triển tràn ra bên ngoài. Khi đánh răng, những mô nướu này bị tổn thương và chảy máu.
9. Xuất hiện những khoảng trống giữa hai hàm răng.
Nếu sâu răng ở giữa các răng hàm lớn thì qua thời gian những chiếc răng này có sự thay đổi lớn dẫn đến sự xuất hiện những khoảng trống giữa hai hàm răng.
10. Sưng ở nướu
Khi sâu răng ăn đến tủy và sau đó tạo ảnh hưởng đến các mô xung quanh tạo ra mủ. Điều này có thế gây ra sưng ở nướu răng và phải điều trị ngay lập tức nếu không muốn thấy những biến chứng nguy hiểm.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét