Hiển thị các bài đăng có nhãn cao-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Cao răng dưới nướu là tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Cao răng dưới nướu là tình trạng bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân. Khi gặp phải trường hợp cao rang duoi nuou, bạn nên cẩn thận chăm sóc sức khỏe răng miệng nhiều hơn.

Vi khuẩn chiếm khoảng 90-95% trọng lượng mảng bám (có khoảng 500 loại vi khuẩn khác nhau tồn tại trên mảng bám). Còn lại là các tế bào vật chủ khuôn hữu cơ, ion vô cơ.
Qua thời gian, nếu nếu không làm sạch thì mảng bám vôi hóa bởi các muối vô cơ trong nước bọt, thức ăn, sự lắng đọng sắt của huyết thanh… trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng. Thông thường, sau 1 tuần nếu không được làm sạch thì mảng bám có thể tạo thành cao răng.

Có hai dạng cao răng cơ bản dựa vào vị trí hình thành của chúng là:

+ Cao răng trên thân răng: Cao răng này thường có màu vàng nâu hay nâu đỏ, tồn tại trên thân răng và quanh cổ răng mà bạn có thể quan sát được bằng mắt thường.

+ Cao răng dưới nướu: Loại cao răng này cực kỳ nguy hiểm khi chúng nằm sâu dưới nướu mà bạn không thể quan sát được. Cao răng này không thể loại bỏ theo cách thông thường mà cần đến biện pháp chuyên khoa.
>>> Xem thêm:
Cao răng bị đen là gì?
Lay cao rang bi chay mau co sao khong?

Cao rang duoi nuou
Lấy cao răng dưới nướu bằng máy siêu âm có đầu mũi nhỏ.

Cao răng dưới nướu được coi là kẻ thù của răng miệng khi chúng là tác nhân gây nên hàng loạt bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Muốn loại trừ được các bệnh lý này thì cách duy nhất là chăm sóc răng miệng tốt và làm sạch cao răng định kỳ:

Gây sâu răng: Vi khuẩn trên cao răng, đặc biệt là cao răng dưới nướu là tác nhân chính gây nên sâu răng (chủ yếu là streptococcus mutans và Lactobacillius). Nếu thức ăn, tinh bột, đường bám trên răng không được làm sạch vi khuẩn sẽ lên men tạo ra acid và gây phá hủy tổ chức vô cơ, hữu cơ của răng. Khi quá trình tái khoáng hóa của men răng không đáp ứng kịp quá trình hủy khoáng trên sẽ dẫn tới khuyết hổng tổ chức cứng của răng, tạo ra các lỗ sâu màu đen, gây đau nhức dữ dội.

Gây bệnh viêm nướu, viêm nha chu: Trong quá trình sinh sôi nảy nở, vi khuẩn giải phóng ra các men và độc tố gây bệnh làm lợi viêm, làm mất đi sự liên kết giữa nướu và chân răng. Từ đó gây sưng đau, chảy máu chân răng. Nếu không được điều trị bệnh tiến triển mạnh hơn các mô lợi tụt xuống vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong tổ chức quanh răng gây viêm nha chu, làm tiêu xương ổ răng dẫn tới mất răng.

Lấy cao răng dưới nướu cần thiết là thế nhưng không phải khi nào cũng có thể làm sạch hoàn toàn được. Về cơ bản, các phương pháp lấy cao răng thủ công bằng dụng cụ cầm tay chỉ có thể làm sạch cao răng trên thân răng hay quanh cổ răng mà thôi và dụng cụ có thể tác động đến nướu và gây đau buốt cũng như chảy máu chân răng.

Muốn làm sạch cao răng dưới nướu thì cách duy nhất là bạn sử dụng công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm Cavitron BP 8.0. Đây là phương pháp lấy cao răng tối ưu nhất hiện nay, được ứng dụng ở tất cả các trung tâm nha khoa lớn trên thế giới.

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về cách lấy Cao rang duoi nuou cũng như những thắc mắc khác, bạn có thể liên hệ với nha khoa Kim theo số điện thoại hotline 19006899 để được tư vấn cụ thể hay đến Địa chỉ 31 Nguyễn Đình Chiểu, phường đa kao, quận 1, tphcm để được hỗ trợ tốt nhất!

Chảy máu chân răng cần làm sao để cải thiện?

Do vệ sinh răng hằng ngày của bạn không đảm bảo được sự sạch sẽ sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng do nhiễm khuẩn. Thường mọi người được đi lấy cao răng. Lấy cao răng là gì và nếu ở nhà thì cách điều trị chảy máu chân răng như thế nào?


Ăn trái cây và rau quả tươi

Các loại hoa quả tươi và rau xanh rất tốt cho răng miệng, nhất là tốt cho nướu răng vì có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Các chất này không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cho cơ thể và răng miệng mà còn có tác dụng cải thiện quá trình tuần hoàn máu đến nướu răng, giúp tăng cường sức khỏe nướu.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Đây là cách đơn giản nhất nhưng vô cùng hiệu quả giúp phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh về răng miệng. Mỗi ngày sức miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng, làm sạch khoang miệng. Từ đó sẽ có tác dụng khắc phục tốt tình trạng chảy máu chân răng cũng như phòng ngừa các bệnh về răng miệng khác như sâu răng, viêm nha chu, đau răng… một cách hiệu quả.

Sử dụng nước ép lô hội

Nước ép lô hội (nha đam) được chứng minh có nhiều đặc tính chữa bệnh, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm tình trạng viêm và chảy máu nướu răng. Bạn hãy xoa nước ép lô hội lên nướu răng, sau đó súc miệng cho sạch. Áp dụng theo cách này hàng ngày bạn sẽ mau chóng không còn bị chảy máu chân răng nữa.

Cách chữa chảy máu chân răng đơn giản hiệu quả

>>> Bà bầu chảy máu chân răng

Sử dụng dầu đinh hương

Dầu dinh hương có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, nhờ đó có tác dụng giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng, chống viêm lợi. Chỉ cần hàng ngày các bạn lấy dầu đinh hương bôi lên quanh khi vực bị chảy máu chân răng, để khoảng 5 – 10 phút rồi xúc miệng sạch với nước là có thể khắc phục có hiệu quả tình trạng này. Đồng thời phòng cho lợi răng không bị viêm.

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa

Đây là cách được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng để làm sạch răng và phòng ngừa các bệnh về răng miệng. Dùng chỉ nha khoa có tác dụng làm sạch răng từ bên trong một cách toàn diện, loại bỏ vi khuẩn và chống viêm nhiễm chân răng. Hàng ngày, các bạn cần thết đánh răng 2 lần cùng với chỉ nha khoa sau các bữa ăn để phòng bệnh cho thật tốt.

Những cách này chỉ áp dụng cho viêm nướu, viêm nha chu, còn bệnh lý toàn thân không tác dụng.

Được tạo bởi Blogger.