Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Chăm sóc răng miệng cho trẻ khe hở môi

Khe hở môi – Vòm miệng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, vì thế các bệnh phụ huynh cần có phuông pháp chăm sóc răng miệng đúng cách và khoa học cho trẻ, tạo điều kiện tốt để hỗ trợ phẫu thuật điều chỉnh sau này cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất.



Khe hở môi - vòm miệng là dị tật hàm mặt bẩm sinh đang ngày càng phổ biến, biểu hiện dễ thấy bởi sự tách rời, không liên tục của môi và vòm miệng.

Khe hở môi – vòm miệng

He hở môi – vòm miệng dễ gây ra các bệnh về răng miệng


Trẻ bị khe hở môi – vòm miệng rất dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi và bị lệch lạc về răng, mất răng, mất đi tính thẩm mỹ của cảm hàm Các răng rất có thể sẽ bị thiếu hoặc thừa hoặc thân và chân răng có hình dạng bất thường. Các răng mọc tại vị trí vùng khe hở thường mọc ở vị trí bất thường, lệch so với cung hàm chuẩn. Rối loạn về cung hàm sẽ làm chon các bệnh lý ngày càng diễn ra trầm trọng hơn.

Trẻ bị khe hở môi – vòm miệng thường có nguy cơ sâu răng cao so với bình thường, Vì thế trẻ cần có phương pháp chăm sóc răng khoa học để có thể đảm bảo trẻ luôn có hàm răng khỏe mạnh nhất. Vệ sinh răng miệng đều đặn, tối thiểu ngày 2 lần bằng bàn chải chuyên dụng, đặc biệt nhấn mạnh vào các răng quanh vùng khe hở. Các bậc phụ huynh cần theo dõi sát xao để kịp thời phát hiện những bất thường có thể xảy ra tại các vùng khe hở. Nên cho trẻ đến khám định kỳ tại các trung tâm nha khoa để được các bác sĩ theo dõi thường xuyên, ngay từ khi bé được 1 tuổi, sớm phát hiện và có cách điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

Trám bít hố răng cho tất cả các răng và bôi verni fluor định kỳ là việc nhất định phải làm ở phòng khám nha khoa cho tất cả trẻ em có khe hở môi – vòm miệng.

Đồng thời với việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, các bậc cha mẹ còn được tư vấn cách chăm sóc trẻ hàng ngày như việc cho trẻ ăn và các biện pháp dự phòng nếu xảy ra tình trạng viêm nhiễm đường hôi hấp trên.

Chăm sóc răng giai đoạn điều trị

Trong độ tuổi từ 6 - 15 tuổi, đặc biệt là ở những trẻ bị khe hở môi - vòm miệng, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ca phẫu thuật vá môi làm cho xương hàm kém phát triển, các răng mọc lệch lạc và chen chúc. Trẻ cần đến sự can thiệp của của các khí cụ chỉnh nha, để nong rộng cung hàm, giúp cho các răng thẳng đều.


Vào độ tuổi 7 -9 tuổi khi những chiếc răng nanh vĩnh viễn đã mọc đầy đủ, phần xương cho những răng mọc thiếu sẽ được sửa chữa bằng phẫu thuật ghép xương ổ răng. Đến độ tuổi 8 – 12 tuổi, trẻ có thể áp dụng điều trị chỉnh nha với mắc cài giúp đưa các răng về đúng vị trí, đều đặn trên cung hàm. Để có đảm bảo đuộc một quy trình điều trị đều đặn cho hiệu quả cao như vậy thì yêu cầu đặt ra đó là phải có một hàm răng thật sự khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình điều trị. Cha mẹ cần theo sát quá trình vệ sinh răng miệng cũng như những hoạt động của trẻ, để có giải pháp kịp thời cho những tình huống xấu có thể xảy ra.

Trẻ bị khe hở môi – vòm miệng cần có phương pháp chăm sóc đặc biệt


Đối với giai đoạn nhạy cảm này thì việc ghép xương vào các khe hở cũng cần đặc biệt chú ý. Ghép sớm hay muộn đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng. Vì thế bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, để có được những chuyên khoa giỏi và đặc biệt có thể chọn ra thời điểm điều trị phụ hợp nhất cho trẻ.

Duy trì chăm sóc răng miệng

Sau quá trình phẫu thuật và điều trị, những răng bị mất hay thiếu thẩm mỹ có thể được bác sĩ chỉ định phục hình bằng răng giả, cầu răng hay cắm implant. Bác sĩ có thể đưa ra cho bạn những phương pháp thích hợp để tạo thuận lợi nhất cho bạn trong việc phát âm. Việc chăm sóc răng miệng cũng cần được duy trì đúng cách, để đảm bảo duy trì được tốt chức năng ăn nhai, cũng như thẩm mỹ của cả hàm răng. Nên thực hiện thăm khám định kỳ từ 3 -6 tháng một lần để có thể kịp thời khắc phục những biến chứng có thể xảy ra.

Điều cần tránh khi đánh răng

Việc chải răng vệ sinh hàng ngày không phải cứ lấy kem đánh răng vào bàn chải và đưa lên miệng chải răng là xong mà nó còn yêu cầu nhiều kỹ thuật nhằm có được hàm răng sạch. Việc vệ sinh răng miệng chưa đúng sẽ gây nên những hậu quả khó lường cho sức khỏe răng miệng. Sau đây là một vài điều cần tránh khi đánh răng để đảm bảo răng miệng chắc khỏe.


>>Trẻ bị móm bẩm sinh


Những điều cần tránh khi đánh răng

♦ Đánh răng không đúng số lần trong ngày



Vệ sinh răng miệng là công việc thường xuyên và đều đặn cảu tất cả chúng ta. Công việc này được thực hiện lặp đi lặp lại hằng ngày và mọi người không quan tâm nhiều đến kỹ thuật cũng như số lần thực hiện. Nhiều người thì chỉ cần làm sạch là xong nhưng cũng nhiều đối tượng lại thực hiện dựa trên số lượng mà không quan tâm xem nó đã thực sự sạch.

Việc chải răng quá nhiều lần hoặc quá ít lần trong ngày đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về lâu dài.

Nếu một ngày bạn chải răng quá 3 lần sẽ làm cho răng bị . mòn men, tụt nướu,… gây ra những biến chứng khó chịu như : răng bị đau ê buốt do men răng bị mòn và làm cho các va chạm có thể kích thích dây thần kinh.

Còn nếu chỉ chải răng có 1 lần trong ngày hoặc không thường xuyên chải răng đều đặn thì hàng triệu vi khuẩn có thể hình thành và tấn công vào cấu trúc răng gây nên các bệnh răng miệng.

♦ Chải răng sai kỹ thuật

Phần lớn chúng ta đều chải răng sai kỹ thuật cơ bản. Thay vì theo như chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa nên chải răng với 1 góc 45 độ để có thể làm sạch hơn thì chúng ta thường đặt bàn chải và chải răng ở 1 góc 90 độ.

Cách thực hiện này không chuẩn và sẽ không thể loại bo được các mảng dính thức ăn trong các kẽ răng.

♦ Chải răng theo đường thẳng

Chải răng theo đường thẳng sẽ khiến cho men răng dễ bị mòn vì thế bác sĩ nha khoa khuyến cáo chúng ta nên chải răng theo vòng tròn xoắn ốc.


♦ Chải răng quá mạnh

Chải răng quá mạnh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mòn men răng và làm tụt nướu, gây nên những kích ứng cho nướu và nướu dễ bị sướt.

♦ Sử dụng bàn chải không phù hợp

Bàn chải có long quá cứng và sơ sẽ làm hại răng và hiệu quả đạt được sau cùng cũng không tốt.

♦ Sử dụng chỉ nha khoa sai cách

Bạn không nên đánh răng xong rồi mới dùng chỉ nha khoa mà nên sử dụng chỉ nha khoa trước khi đánh răng để fluor có trong kem đánh răng có thể bám dính vào kẽ răng mà không bị chỉ nha khoa làm sạch.

Những rắc rối khi trẻ mọc răng

Phụ huynh cần chú ý những thay đổi về sức khỏe của trẻ trong thời kỳ trẻ mọc răng để có cách chăm sóc trẻ tốt hơn, nhất là việc ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ. Cần biết - Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Giai đoạn này đánh dấu sự “lớn khôn” của cơ thể trẻ để dần thích nghi với môi trường sống.


>>nên niềng răng cho trẻ không
>>cách chữa sâu răng ở trẻ em
>>nhổ răng sữa có ảnh hưởng gì không


Mốc giai đoạn trẻ mọc răng

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Chiếc đầu tiên là răng cửa giữa, hàm dưới. Thời kỳ mọc răng sữa của bé bắt đầu trong khoảng từ 5 tháng đến 8 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn cụ thể nào qui định cho thời gian mọc răng sữa của trẻ, một số trẻ mọc sớm lúc 3 – 4 tháng tuổi; có trẻ mọc răng lúc 6 – 7 tháng tuổi và một số trẻ có thể muộn hơn.


Việc mọc răng nhanh hay chậm vài tháng là điều hoàn toàn bình thường. Thậm chí, có trẻ sinh ra đã có sẵn 1 hoặc 2 chiếc răng rồi gọi là “răng sơ sinh”. Giới hạn của tuổi mọc răng đầu tiên là từ lúc sinh tới 1 tuổi. Răng đầu tiên trung bình mọc vào 6 – 8 tháng tuổi. Hai răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên; sau đó các răng khác sẽ tuần tự mọc.

Hai răng hàm thứ hai của hàm trên sẽ là những răng mọc cuối cùng. Răng thường mọc theo từng cặp, cụ thể như răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.

Bộ răng sữa của trẻ gồm có tất cả 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới.

Những dấu hiệu và biểu hiện trẻ đang mọc răng

Khi mọc răng, trẻ thường có một số “rối loạn” trong cơ thể, trẻ có thể mệt mỏi, quấy khóc, hay “mè nheo”, ít ngủ, dễ bị kích động khi mọc răng, như bứt rứt khó chịu trong người nên hay làm nũng cha mẹ.

Một số trẻ hay bị chảy nhiều nước miếng và thường gặm thứ gì đó trong miệng cũng là những biểu hiện thường thấy. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị bệnh, bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”.

Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét. Nướu sưng đỏ làm trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn, những triệu chứng này thường xảy ra trước khi răng nhú lên 3 – 5 ngày. Ngoài ra, để răng mọc được, nướu phải nứt ra gây đau đớn cho trẻ và rất có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng. Những triệu chứng này khiến trẻ thường quấy khóc nhiều hơn và ăn uống kém, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân.

Cha mẹ trẻ cần giữ thái độ thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện nhi để được điều trị, giúp giảm các triệu chứng gây khó chịu cho trẻ khi mọc răng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 7 ngày. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường ở trẻ.

Thế nào là bị sâu răng và cách chữa trị

Sâu răng là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi,nhất là ở trẻ em nếu bạn không biết cách điều trị triệt để thì bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần. Hãy tham khảo những cách sau nhé!



Thế nào là bị sâu răng?

Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.

Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.

Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

Những nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ


Người ta nói rằng có 4 nguyên tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng. Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hoà tan chất hữu cơ và phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

Kết quả hình ảnh cho sâu răng ở trẻ

Khả năng chống sâu của răng tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hoá răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.

Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.

Điều trị sâu răng như thế nào?

Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.

Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.

Hậu quả của tật nghiến răng và cách khắc phục

Bệnh nghiến răng là sự nghiến hoặc siết chặt các răng một cách quá mức. Tật này thường diễn ra khi ngủ, là lúc không có ý thức về hành động này.


>>cách nhổ răng sữa cho bé
>>trẻ em bị nghiến răng khi ngủ

Bệnh nghiến răng là gì?
Những người bị bệnh nghiến răng đôi khi không thể nhận thức hết được những tác hại nguy hiểm của nó đối với sức khỏe răng miệng. Nghiến răng trong thời gian kéo dài còn có thể dẫn đến một số bệnh lý khác gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.

Theo số liệu thống kê gần đây, có khoảng từ 5 – 20% dân số có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiến răng. Nhưng chỉ 5 – 50% trong số này nhận biết được bệnh lý này.



Nguyên nhân của bệnh nghiến răng

Ít ai biết rằng Stress lại là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nghiến răng.. Những căng thẳng não bộ trong vô thức sẽ bộc lộ qua động tác xiết răng khi chúng ta ngủ. Cho nên nhiều người vẫn nghĩ nó chỉ là một tật xấu thông thường, vô thức, không ảnh hưởng gì nghiêm trọng.

Ngoài ra, nghiến răng còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác như do các cản trở vướng cộm ở khớp cắn, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, do suy dinh dưỡng, do rượu, thuốc lá và do yếu tố di truyền.

Những tác hại của bệnh nghiến răng

Trước hết, nghiến răng gây ra ảnh hưởng xấu đến chính hàm răng. Do lực sử dụng khi nghiến răng lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi ăn nhai nên có thể gây ra mòn răng nếu kéo dài. Khi lớp men răng bị lộ ra sẽ để lộ ngà răng dễ bị vàng, ê buốt và còn làm vỡ các múi răng, làm răng lung lay và bị rụng đi.

Với người đã từng phải phục hồi nha khoa như hàn trám, bọc răng sứ, làm mặt dán, trồng răng giả thì tật nghiến răng sẽ có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa này.

Mòn răng sẽ làm giảm kích thước tầng dưới mặt răng khiến cho người bệnh trông già hơn so với tuổi.

Khi nghiến răng, các cơ hàm bị co thắt khiến cho người bệnh bị mỏi, đau các cơ, đau đầu và cổ. Trường hợp các cơ này hoạt động quá mức có thể sẽ bị phì đại, làm khuôn mặt mất dần ự cân xứng hoặc có dạng vuông do phì đại các cơ cắn ở cả hai bên.

Nghiến răng còn gây ra rối loạn khớp thái dương – hàm. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng nhé khó chịu hoặc bị đau ở khớp, há miệng khó, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai. Tuy nhiên, những dấu hiệu của rối loạn khớp thái dương – hàm thường không được bệnh nhân phát hiện dễ dàng và nhầm lẫn với những bệnh lý khác.

Khắc phục bệnh nghiến răng như thế nào?

Nếu bị nghiến răng, người bệnh có thể đeo máng nhai để ngăn chặn sự phá hại răng và giảm tình trạng đau cơ, đau khớp thái dương – hàm .

Khi nghiến răng có nguyên nhân do các vướng cộm ở khớp cắn có thể tiến hành mài bỏ những điểm vướng này để khắc phục.


Ngoài ra, bệnh nhân nghiến răng nên có phương pháp giảm tải stress, căng thẳng trong công việc và cuộc sống, bỏ những thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc,…

Mẹo giảm đau cho trẻ khi mọc răng

Chăm con khi bé mọc răng thật gian nan. Để con bớt quấy khóc, mẹ hãy áp dụng những mẹo dưới đây nhé!



1. Cho con tắm nước ấm

Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát-xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ giúp bé bình tĩnh lại và phần nào quên những cơn đau.

2. Cho bé ngậm núm ti lạnh:

Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé "muốn làm gì thì làm" với núm ti giả đó.

3. Làm lạnh đồ chơi của bé

Có một số đồ chơi dành riêng cho bé sắp mọc răng. Bố mẹ hãy cho chúng vào tủ lạnh trước khi đưa cho bé cầm vì cái lạnh lúc này có tác dụng như thuốc tê đối với bé.


4. Ướp lạnh khăn

Làm ướt một cái khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Lớp vải bông mềm khi bị đông cứng có vẻ thích hợp để chườm cho bé, hoặc để con thoải mái "gặm" giúp con đau mọc răng dịu bớt đi.

5. Cho vào một chiếc túi lưới 1 phần chuối làm lạnh, hoặc trái cây mềm nào đó để bé gặm. Mùi vị ngọt thơm của trái cây lạnh vừa khiến bé thích thú lại khiến con quên đi sự khó chịu vì những chiếc răng đang cố gắng nhú ra.

6. Cho bé "mượn" ngón tay của mẹ

Mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát-xa lợi cho con. Làm như vậy có thể khiến con đau của bé giảm đi rất nhiều.

7. Bé rất thích cằm của mẹ đấy

Nghe thì có vẻ hơi buồn cười, nhưng lúc bé chuẩn bị mọc răng, mẹ nên giữ cho mặt mình luôn luôn sạch sẽ vì bé sẽ rất thích "gặm" cằm của mẹ đấy.

Nếu mẹ đã "bất lực" vì bé vẫn cứ quấy khóc và có triệu chứng sốt, hãy đưa bé đến bác sĩ để được kê thuốc hạ sốt hợp lý hay một loại thuốc gì đó làm giảm bớt những triệu chứng này.

Những chú ý khi niềng răng cho trẻ

Niềng răng cho trẻ em là một vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Nếu như tình trạng răng lệch lạc ở trẻ không được chỉnh sửa kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tình trạng sức khỏe răng miệng sau này. Vậy niềng răng cho trẻ em khi nào là thích hợp nhất ?



Khi các răng mọc sai lệch dẫn đến tình trạng sai khớp cắn, làm cho việc nhai cắn thức ăn trở nên khó khăn hơn, thức ăn không được nghiền nát tác động không tốt đến hệ tiêu hóa, việc hấp thu chất dinh dưỡng và lâu dài gây nên tình trạng chán ăn cho trẻ.


Những chiếc răng mọc lộn xộn, che lấp, chồng lên nhau sẽ tạo ra những khe chen giữa các răng, thức ăn dễ bị mắc kẹt ở những vị trí này và việc vệ sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Lâu dần mảng bám và vi khuẩn dễ hình thành gây nên các bệnh răng miệng.

Các chuyên gia nha khoa thế giới khuyên nên chỉnh nha niềng răng cho trẻ càng sớm càng tốt, khoảng 6 -7 tuổi là trẻ có thể áp dụng niềng răng nếu nhận thấy những sự sai lệch về khớp cắn. Bởi, lúc này xương hàm đang phát triển, còn mềm nên dễ chỉnh đốn và tác động hiệu quả cao. Niềng răng sớm cho trẻ sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian điều trị và hiệu quả đem lại cũng khả quan hơn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp dù trẻ đã 7 tuổi nhưng răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc đủ số lượng cần thiết thì vẫn chưa thể thực hiện niềng răng được. Nếu niềng răng lúc này thì khi những chiếc răng cố định mọc lên mà không tuân theo nhưng khoảng trống của các răng sữa thì các răng vẫn có sự xô lệch, sai trật tự.

Bên cạnh đó, nếu trẻ chưa đến 6 tuổi nhưng hệ răng lại phát triển sớm và tương đối ổn định thì vẫn có thể thực hiện niềng răng.

Chỉ định niềng răng chỉ có thể được sau khi bác sĩ đã tiến hành thăm khám cẩn thận cung hàm của trẻ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

Chức năng của hàn tạm răng bị mất men

Khi răng bị mất bớt men, men răng sẽ yếu hơn, dễ bị thay đổi bởi những ảnh hưởng có hại cho răng. Mất men nặng có thể làm lộ ngà răng, khi đó, những kích thích từ bên ngoài dù nhỏ cũng có thể gây nên cảm giác ê buốt rất khó chịu.


>>Hàn răng cho bé
>>Hàn răng sữa cho bé
>>Cách nhổ răng trẻ em


1. Tác dụng của hàn tạm răng bị mất men

Men răng là lớp “áo giáp” bảo vệ cho răng tránh được các tác động xấu từ bên ngoài. Mất đi lớp bảo vệ này, răng có thể đứng trước nguy cơ bị hủy hoại hoàn toàn theo thời gian. Vì thế hàn tạm là lựa chọn tốt nhất khi bị mất men vì những tác dụng của hàn tạm sẽ giúp ngăn ngừa được sự mất răng về lâu dài.

Răng bị mất men cũng dễ bị axit bào mòn, cảm giác nhạy cảm tăng, răng yếu nhanh hơn, sức nhai giảm, có thể phát sinh bệnh lý sâu răng, về lâu dài có thể dẫn đến tổn thương mô răng nặng gây ra mất răng hoàn toàn.



Khi đó, hàn răng là giải pháp tức thời có thể giúp răng tạm tránh được nhưng nguy cơ trên đây. Những tác dụng của hàn tạm có thể kể đến ở các khía cạnh cụ thể sau đây:

– Phục hồi thẩm mỹ cho răng bị mất men với hình thể nguyên vẹn như ban đầu.

– Cách ly điểm răng bị mất men trước các tác động của ngoại lực và các axit. Nhờ thế, men răng sẽ không bị mòn thêm. ngà răng cũng không bị các kích thích có hại ảnh hưởng đến cảm giác của răng.

– Bảo vệ chiếc răng để duy trì tuổi thọ dài lâu cho răng.

2. Laser Tech – phát huy tác dụng của hàn tạm tốt nhất

Trên thực tế, tác dụng của hàn tạm có thể nhiều hơn những gì bạn nghĩ về một giải pháp tạm thời. Nếu ứng dụng công nghệ Laser Tech hiện đại thì việc hàn trám đã có thể duy trì được rất lâu dài, hỗ trợ tốt được cho ăn nhai mà không phải lo lắng về độ bền.

Đây là công nghệ duy nhất hiện nay ứng dụng laser nha khoa vào hàn trám răng. Nhờ vậy mà miếng trám không chỉ được tạo hình với độ thẩm mỹ cao mà còn rất bền chắc. Cho nên sau trám răng bằng công nghệ này, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng sẽ duy trì được lâu dài và ăn nhai được tương đối bình thường trong nhiều năm.

Với trám răng Laser Tech bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề bung bật miếng trám hay là bị ê buốt sau khi trám răng, tác dụng của hàn tạm sẽ phát huy tối đa. Vì nhờ có tác động hóa cứng vật liệu của laser nha khoa nên miếng trám hình thành được hàng ngàn chân bám li ti nhưng rắn chắc, sát khít với mô răng thật. Nhờ vậy, tránh được hiện tượng khoang rỗng và khe hở sau khi trám, giúp tránh được hiện tượng ê buốt trong ăn nhai.

Công nghệ do các chuyên gia phục hình hàn trám hàng đầu thuộc Bệnh viện Răng hàm mặt danh tiếng Hàn Quốc sáng chế và chỉ chuyển giao độc quyền cho Nha khoa quốc tế sau khi đã tiến hành những kiểm định khắt khe và toàn diện.

Hiện công nghệ đang được ứng dụng rất thành công tại, được khách hàng đánh giá khá cao.

Trong trường hợp muốn được bác sỹ tư vấn trực tiếp, bạn vui lòng liên hệ theo các thông tin chi tiết đi kèm bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất cho các thắc mắc xoay quanh công nghệ cũng như là tác dụng của hàn tạm răng bị mất men.

Thực phẩm siêu tốt cho răng của trẻ

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp phòng chống sâu răng. Ngược lại, khi bạn có thói quen ăn uống không lành mạnh, axit trong khoang miệng sẽ bào mòn lớp men răng, làm cho răng nhạy cảm hơn và dễ bị sâu. Triệu chứng của sâu răng là đau răng, đau khi ăn hoặc uống, nhạy cảm đối với thức ăn nóng và lạnh, sự xuất hiện những vết ố trên răng..Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp trẻ có thể ăn thoải mái mà không lo hỏng răng, thậm chí chúng còn bảo vệ răng của trẻ luôn khỏe mạnh.



1. Sữa và sữa chua



Sữa chua là thực phẩm hàng đầu được khuyến cáo nên cho trẻ ăn hàng ngày. Chúng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp lợi khuẩn, bảo vệ răng khỏi sâu. Ngoài ra, sữa cũng được coi là nguồn canxi dồi dào giúp răng chắc khỏe. Mẹ hãy bổ sung 1 hộp sữa chua/ngày kết hợp cùng 200ml sữa tươi/ngày cho trẻ.

>>Nha khoa nào tốt tại quận 8

2. Trái cây

Các loại trái cây có vị ngọt tự nhiên, giàu vitamin C như chanh, cam, bưởi, kiwi, táo, dâu tây thực sự rất tốt cho răng của trẻ như chống viêm lợi, chảy máu chân răng hoặc bệnh nha chu. Sẽ thuật tuyệt vời nếu sau bữa ăn, trẻ vừa được nhâm nhi trái cây vừa được bảo vệ hàm răng của mình.

3. Các loại rau chứa vitamin A

Đó là bí ngô, cà rốt, bông cải, khoai lang, chúng rất giàu vitamin A giúp quá trình hình thành men răng ở trẻ diễn ra thuận lợi. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho trẻ thưởng thức các loại rau giòn giúp cọ sạch những mảng bám ở chân răng.

4. Nước lọc/ trà xanh

Hai thức uống tuyệt vời này chắc chắn không thể bỏ qua nếu trẻ muốn có hàm răng chắc khỏe. Nước vừa làm sạch răng lại giúp nước bọt chuyển hóa khoáng chất hỗ trợ răng khỏe mạnh. Riêng trà thì có tác dụng tuyệt vời trong việc khử mùi hôi răng miệng vì nó có khả năng ức chế vi khuẩn, bảo vệ men răng, ngăn ngừa sự tấn công của sâu răng.

5. Hành tây & cần tây

Hai gia vị hoàn hảo này thực sự rất tốt cho răng của trẻ. Cả hai đều có khả năng chống lại vi khuẩn gây sâu răng cực mạnh. Đặc biệt, cần tây giống như những loại rau giòn khác, chúng mát xa, cọ sát răng giúp răng loại bỏ những mảng bám. Sẽ thật tuyệt vời nếu mẹ sử dụng hành tây hoặc cần tây cho món thịt bò. Bé không chỉ được thưởng thức món ngon mà còn được bảo vệ răng miệng nữa.

6. Các loại thịt, trứng

Muốn răng tốt thì mẹ không thể bỏ qua chất phốt pho có trong thịt, trứng. Đây là chất giúp cho cơ thể hấp thụ được canxi tốt nhất để xây dựng hệ xương nói chung và răng nói riêng. Mẹ có thể lựa chọn thịt bò, gà, gà tây cho thực đơn hàng ngày của trẻ.

7. Hạt ngũ cốc
Hạt ngũ cốc giòn tan không chỉ cọ xát, massage răng mà còn tái tạo men răng, giúp răng luôn chắc khỏe. Mẹ có thể kết hợp bánh mì với hạt ngũ cốc, giúp trẻ có bữa sáng thật hoàn hảo.

8. Phô mai

Đồ ăn vặt được “mệnh danh” là đối thủ hàng đầu của sâu răng chính là phô mai. Phô mai rất ít chất bột đường lại giàu canxi, phốt phát nên nó có khả năng tái tạo men răng tuyệt vời. Đồng thời, phô mai còn cân bằng độ PH trong miệng, giúp miệng tiết nhiều nước bọt để tiêu diệt vi khuẩn, bảo vệ răng miệng luôn sạch và khỏe.

Trẻ bị sâu răng hàm làm sao để hết nhức?

Nếu trẻ bị sâu răng hàm không được chữa trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và phá hủy toàn bộ lớp vỏ ngoài của răng, nhiễm vào tủy răng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: răng bị đau nhức kéo dài, viêm lợi, áp xe chân răng, nhiễm trùng răng và thậm chí là mất răng.

Sâu răng hàm là một loại bệnh lý răng miệng rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt thường gặp xảy ra ở những trẻ nằm trong độ tuổi từ 6 – 8. Đây là căn bệnh làm phá hoại cấu trúc của răng, gây răng những tổn thương trên bề mặt răng. Dấu hiệu để nhận biết là những lỗ nhỏ li ti có màu trắng hoặc nâu đen trên mặt nhai của răng và quanh thân răng.

Thời gian đầu khi trẻ bị sâu răng hàm thì hầu như chiếc răng không có biểu hiện gì bất thường, hoặc có thì răng cũng chỉ bắt đầu hơi đổi màu mà thôi. Sau khoảng 1 – 2 năm, răng bị nhiễm bệnh bắt đầu biến đổi thành màu nâu hoặc đen. Lúc này, lỗ sâu đã xuất hiện, trẻ thường cảm thấy đau nhức – ê buốt – khó chịu khi ăn nhai vì bị thức ăn mắc kẹt vào.

Có dấu hiệu đau răng kéo dài, mức độ đau gia tăng, răng ê buốt khi ăn nhai thì rất có nguy cơ con của chị đã bị viêm tủy. Đây là một giai đoạn nặng của sâu răng, có thể dẫn đến mất răng nếu không có biện pháp can thiệp sớm. Do đó, tốt nhất chị nên đưa cháu đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị nhé. Tại đây, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, nhằm ngăn chăn bệnh lý phát triển nghiêm trọng hơn, giúp cháu giảm đau hiệu quả.


Bạn nên đưa trẻ đi đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị nếu phát hiện trẻ bị sâu răng hàm.

Ngoài ra, chị có thể sử dụng các mẹo nhỏ dưới đây để giúp giảm bớt tình trạng đau nhức, khó chịu khi trẻ bị sâu răng hàm.

Súc miệng bằng nước muối ấm: Chị hãy pha một ít muối biển với nước ấm. Sau đó, cho cháu ngậm trong vòng 3 – 5 phút để sát trùng, giảm đau do sâu răng. Các thành phần có tính sát trùng trong muối sẽ giúp trẻ giảm nhanh những cơn đau nhức, viêm nhiễm từ các khu vực bị ảnh hưởng.

Sử dụng hỗn hợp tỏi và húng quế: Chị có thể dùng vài nhánh tỏi và giã nát cùng với vài lá húng quế. Sau đó, dùng hỗn hợp này đắp lên chiếc răng sâu của trẻ, hoặc có thể vắt lấy nước rồi nhỏ vào lỗ sâu để giúp giảm cơn đau.

Lá hẹ: Chị giã nhuyễn một ít lá hẹ, rồi lấy đắp vào chiếc răng bị sâu. Cách này có thể giúp giảm đau nhanh, kháng viêm và giảm sưng lợi của trẻ rất tốt.

Lá hẹ giã nhuyễn và đắp vào vùng răng bị sâu sẽ giúp trẻ giảm đau nhanh chóng.

Trẻ bị sâu răng hàm là bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ không quan tâm đến vấn đề này. Chính vì thế, Nha khoa KIM khuyến cao các bạn nên chú ý hơn đến việc chăm sóc răng miệng của con trẻ, nhằm giúp trẻ có thể phát hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Được tạo bởi Blogger.