Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Mài răng có đau không?

Mài răng là thao tác yêu cầu bác sĩ cần thực hiện khi phục hình răng sứ cho bệnh nhân. Những răng cần phục hình sẽ được mài bớt mô răng để làm trụ cầu, nâng đỡ cho thân răng sứ bên trên. Với những bệnh nhân nhạy cảm, mài răng có đau không luôn là một trong những lo lắng của họ.


>>Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 8
>>Nha khoa quận 9


Mài răng có đau không?

Cấu tạo của răng sinh lý gồm 3 phần: Ngoài cùng là men răng, tiếp đến là lớp ngà và cuối cùng là tủy răng bên trong. Khi thực hiện mài răng, bác sĩ chỉ mài một lớp men mỏng phía ngoài nên sẽ không gây tổn thương cho lớp tủy bên trong.

Thao tác mài răng tuy không phức tạp nhưng lại đòi hỏi tay nghề, sự khéo léo của bác sĩ thực hiện. Bác sĩ cần tính toán tỉ lệ và thực hiện mài răng đúng tiêu chuẩn, sao cho tụ răng không bị mài quá nhiều hay quá ít. Nếu mài răng quá nhiều dễ gây tổn thương tủy, lúc này bệnh nhân cần điều trị tủy trước khi bọc răng sứ. Điều này cũng có nghĩa là răng dễ bị khô, giòn và dễ vỡ. Còn ngược lại, mài răng quá ít thì phục hình răng sứ bên trên sẽ khá khó khăn và sự bền chắc của răng sứ khó được tốt.



Bác sĩ nha khoa với chuyên môn Răng Hàm Mặt và kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực phục hình nha khoa thẩm mỹ, thực hiện mài răng đúng tiêu chuẩn cho phép, nhẹ nhàng, không gây tổn thương nướu hay tủy răng. Bên cạnh đó, để giảm thiểu nguy cơ đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi mài răng cho bạn. Vì vậy, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn trong quá trình bác sĩ thực hiện.

>>Nha khoa quận 4

Khoảng 2h sau khi mài răng xong, thuốc tê hết tác dụng và bạn hơi có cảm giác ê buốt vùng đang điều trị. Tuy nhiên, đây là triệu chứng bình thường và sẽ biến mất trong vòng 24 giờ. Bạn có thể hạn chế sự ê buốt bằng cách chườm đá lạnh giảm đau. Hoặc đối với những bệnh nhân nhạy cảm quá mức, bạn có thể uống thuốc giảm đau mà bác sĩ đã chỉ định cho bạn.

Bác sĩ nha khoa

Công nghệ Laser giảm đau tại nha khoa

Nhằm hỗ trợ giảm đau và ê buốt cho bệnh nhân trong bất kỳ điều trị nha khoa nào, trung tâm chúng tôi đầu tư trang bị công nghệ ánh sáng Laser giúp bệnh nhân không cảm thấy đau hay ê buốt suốt trong quá trình bác sĩ thực hiện.

Dưới phản ứng của tia laser với ngưỡng năng lượng cho phép, cơn đau buốt sẽ được kịp thời ngăn chặn và bị làm tê liệt. Các bước sóng Laser dò tìm các điểm chạm kích ứng lên răng, ngăn chặn chúng và lan tỏa cảm giác dịu mát dễ chịu trên khắp các tế bào nhú răng, mô răng chỉ sau 0,5 giây.


Ngưỡng năng lượng sóng Laser sử dụng trong điều trị nha khoa với ngưỡng năng lượng cho phép, được điều chỉnh bởi bác sĩ thực hiện vừa giúp giảm đau hiệu quả vừa an toàn cho bệnh nhân .

Trồng răng implant bao lâu thì bình phục?

Chào bác sĩ !.
Em bị mất 1 răng hàm và đang định trồng lại răng sứ. Mà em đang băn khoăn việc trồng răng implant không biết có thể hoàn tất trong khoảng thời gian bao lâu. Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp em, liệu trồng răng implant bao lâu thì bình phục ? Chân thành cảm ơn bác sĩ !



Trả lời

Xin chào !. Rất cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc về bộ phận tư vấn của trung tâm nha khoa chúng tôi. Vấn đề bạn đang băn khoăn ” trồng răng implant bao lâu thì bình phục ?” sẽ được chính chuyên gian implant của nha khoa chúng tôi trả lời như sau :
Trồng răng implant bao lâu thì bình phục ?

Trồng răng implant bao lâu thì bình phục ?, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng thời gian chênh lệch giữa các case không nhiều.

Yếu tố quan trọng là chi phối trồng răng implant mất bao lâu là tình trạng răng miệng và xương hàm của bệnh nhân. Để đặt trụ implant vào xương hàm một cách thuận lợi thì cần có đủ các yếu tố như nền xương hàm khỏe, nướu khỏe mạnh, sức khỏe toàn thân tốt và không viêm nhiễm hoặc không mắc các bệnh răng miệng khác. Với những trường hợp mật độ xương hàm tốt thì thời gian trồng răng implant sẽ nhanh hơn những case tiêu xương, tụt lợi…Để biết thời gian trồng răng implant mất bao lâu với trường hợp của từng bệnh nhân Bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim x-quang CT để kiểm tra và nhận định sơ bộ.

Thời gian cấy trụ implant rất nhanh chóng chỉ mất khoảng 20 phút bằng thời gian bạn nhổ 1 chiếc răng. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu, sau đó phải mất từ 3-6 tháng sau để xương hàm và trụ implant tích hợp với nhau lúc đó mới có thể hoàn tất quá trình bọc mão hoặc cầu răng sứ lên trên. Thời gian lành thương và tích hợp xương hàm ở mỗi cơ địa nhanh hay chậm khác nhau và thường dao động từ 3- 6 tháng.



Yếu tố thứ 2 quyết định sự thành công cũng như thời gian nhanh chậm là tay nghề Bác sĩ cấy ghép. Một bác sĩ giỏi, am hiểu rộng về phương pháp cấy ghép implant cũng như sử dụng thành thạo phần mềm scan 3D CT sẽ là một lợi thế. Dựa vào hình ảnh CT 3D, thăm khám trực tiếp cộng kinh nghiệm rộng sẽ đưa ra một kế hoạch và phát đồ điều trị chính xác giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Để hoàn tất quá trình cấy ghép implant thì bạn phải đến nha khoa ít nhất 4 lần. Lần đầu tiên sẽ khám, tư vấn và chụp x-quang CT, lần thứ hai sẽ cấy ghép implant sau khi 2 bên đồng ý thỏa thuận. Sau 1 tuần đến 10 ngày bạn sẽ đến tái khám kiểm tra và cắt chỉ đây được coi là lần hẹn thứ 3. Lần thứ 4 sẽ là gắn răng sứ, sau khi xương hàm và implant đã tích hợp. 

Trong thời gian lành thương bác sĩ sẽ gắn răng tạm trên implant để giúp bạn ăn nhai cũng như duy trì vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên với mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy theo cơ địa và tình trạng của mỗi người.


Với những thông tin trên và cho tới tháng 6 bạn mới xuất cảnh thì tính còn khoảng 2 tháng nữa, trong khoảng thời gian này bạn có thể áp dụng kỹ thuật cấy ghép implant để trồng răng sứ nhé. Chúng tôi khuyên bạn ngay bây giờ bạn hãy đi cấy răng để vết thương lành hẳn trước khi xuất cảnh nhé. Chúc bạn chuyến công tác nhiều thành công.

Chế độ dinh dưỡng chống sâu răng cho bé cha mẹ cần biết

Nguyên nhân ngoại sinh thường gặp nhất bao gồm: bé có chế độ chăm sóc răng miệng kém, thường xuyên ăn nhai những thức ăn cứng làm răng bị gãy vỡ, ăn uống những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh… Còn nguyên nhân nội sinh chủ yếu là do bé có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và tái tạo của răng.

Đặc biệt, ngoài việc bổ sung chế độ dinh dưỡng chống sâu răng cho bé một cách khoa họ, cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày của con trẻ. Nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh. Từ khi trẻ được 2 tuổi trở lên, bạn cần đưa trẻ đi khám răng định kì 6 tháng/ lần.

Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những bé nằm trong độ tuổi từ 6 – 8. Theo các chuyên gia nha khoa, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ: ngoại sinh và nội sinh.

Nguyên nhân ngoại sinh thường gặp nhất bao gồm: bé có chế độ chăm sóc răng miệng kém, thường xuyên ăn nhai những thức ăn cứng làm răng bị gãy vỡ, ăn uống những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh… Còn nguyên nhân nội sinh chủ yếu là do bé có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và tái tạo của răng.

Chính vì thế, nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của con trẻ, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất dưỡng chất hằng ngày cho bé. Sau đây là chế độ dinh dưỡng chống sâu răng cho bé được các bác sĩ nha khoa tư vấn, bạn hãy tham khảo để biết cách chăm sóc cho bé nhà mình nhé.
Chế độ dinh dưỡng chống sâu răng cho bé cho bé bạn cần lưu ý

Tăng cường các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, calcium, phosphor… nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để cho răng của trẻ có thể phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Trong đó:

– Vitamin A là dưỡng chất cần thiết để kích thích men răng phát triển, tăng cường khả năng kháng axit do vi khuẩn tiết ra. Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong các thực phẩm: thịt heo, rau chân vịt, cà rốt, dưa chuột, lòng đỏ trứng… Hãy chuẩn bị cho trẻ bữa ăn đa dạng, thay đổi thường xuyên các món ăn để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

– Vitamin C là dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng tế bào, tham gia vào quá trình tái tạo – hình thành – củng cố các tế bào răng, , giúp cho răng của trẻ luôn cứng chắc và khỏe đẹp. Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm: rau xanh, trái cây tươi, các loại củ, ngũ cốc, khoai lang,….Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ có thể bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn của con.

– Canxi và flour là những dưỡng chất cần thiết giúp cho canxi hóa răng, ngấm vào men răng làm cho răng của trẻ cứng chắc hơn, ngăn chặn sự phá hủy của axit trong thức ăn. Do đó, bé sẽ không gặp phải tình trạng mòn men răng, sâu răng… Bạn có thể tìm thấy những dưỡng chất này trong các loại thực phẩm: cá, sữa tươi, gan, trứng… Với một chế độ dinh dưỡng chống sâu răng cho bé khoa học, bé nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh và xinh đẹp.

Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Bởi vì, trong rau xanh và trái cây tươi có chứa rất nhiều chất xơ, mỗi lần ăn sẽ giúp bé tăng cường khả năng tự làm sạch răng miệng theo kiểu cọ sát để loại bỏ mảng bám. Ngoài ra, những thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin, chúng sẽ kết hợp với chất xơ làm cho vi khuẩn trong khoan miệng không còn môi trường trú ngụ, giảm thiểu khả năng mắc bệnh sâu răng.

Bạn có thể thường xuyên cho trẻ ăn các loại rau và trái cây không gây hại cho răng: dưa chuột, bắp cải, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, cà rốt,… Không nên cho trẻ ăn quá nhiều những loại thực phẩm: : chuối, chà là, cà chua, đậu hà lan, sung, cam,… Do chúng có chứa nhiều carbohydrate, rất dễ gây ra bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ.

Bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Điều này sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả sự hình thành vôi răng, phá hủy môi trường sống của vi khuẩn gây sâu răng.

www.google.sr/url?q=http://chamsocrangtreem.vn

Điều trị vấn đề về tủy răng sữa cho trẻ em ưu tiên độ an toàn

Trẻ bắt đầu mọc răng từ giai đoạn được 7 - 9 tháng và đến khoảng tháng thứ 30 trẻ sẽ mọc đầy đủ cả hàm răng sữa. Chăm sóc răng cho trẻ trong thời kì này là rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này của bé, vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm đến giai đoạn này của trẻ. Trẻ em nếu thiếu sự quan tâm chăm sóc đúng cách của cha mẹ thường bị mắc các bệnh về răng miệng.




Khi trẻ vừa 6 tuổi, răng hàm vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc. Đó là răng số 6 (răng cối lớn thứ I). Bắt đầu từ lúc này những chiếc răng sữa xinh xắn sẽ tuần tự được thay thế bằng các răng vĩnh viễn.

Như vậy, khoảng thời gian kể từ 6 đến 12 tuổi là giai đoạn trẻ có bộ răng hỗn hợp (gồm cả răng sữa và răng vĩnh viễn.)


Kỹ thuật nha khoa cơ bản dành cho trẻ em.
Để có bộ răng sữa và răng vĩnh viễn sau này đẹp cần có sự hợp tác tốt của phụ huynh, của bé và của bác sĩ nha khoa. Chăm sóc răng trẻ từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên là điều cần thiết. Giai đoạn răng sữa này nếu phụ huynh đưa trẻ khám định kỳ thường xuyên, nha sĩ sẽ bôi gel flour vào bề mặt răng của trẻ. Gel Flour có tác dụng tăng cường sự vững chắc cho men răng và hạn chế sự tiến triển của sâu răng.

– Trám Sealant: Được gọi là trám bít hố rãnh. Những răng hàm cấu trúc mặt nhai thường hố rãnh nhiều. Ngay cả khi trẻ chải răng, súc miệng kỹ nhiều khi cũng không lấy sạch được đồ ăn đọng lại. Để khắc phục, nha sĩ sẽ trám bít những hố rãnh trên mặt nhai. Sealant góp phần giảm sâu răng. rất đáng kể ở những răng hàm trẻ mọc khi 6 tuổi (răng số 6).

– Phát hiện và ngăn chặn những thói quen xấu.
– Việc đưa trẻ tới nha sĩ định kỳ không chỉ điều trị những vấn đề về sâu răng nhiễm trùng, mà còn phát hiện ra những thói quen, tật xấu của trẻ như: mút môi, cắn ngón tay, bú bình, cắn môi…để kịp thời can thiệp trước khi ảnh hưởng đến xương hàm sau này.

Việc mất răng sữa sớm sẽ làm cho răng số 6 bị di về phía gần dẫn đến thiếu chỗ cho những răng vĩnh viễn sau này mọc lên, do đó bộ răng vĩnh viễn sau này lệch lạc, chen chúc. Giai đoạn này trẻ rất cần sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

Chăm sóc răng miệng trẻ khi vừa nhổ răng xong

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những bí quyết chăm sóc cho trẻ em sau khi nhổ răng sữa để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé lúc này cũng như về sau khi đã trưởng thành. Sau khi nhổ răng sữa cho trẻ em, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng về việc chăm sóc. 

Chăm sóc cho trẻ em sau khi nhổ răng sữa
Trước tiên các bậc phụ huynh cần nắm rõ được những trường hợp nào thì bé cần phải nhổ răng sữa. Cụ thể như sau:
Một là, những răng sữa mọc lên những khiến cho đứa trẻ phải chịu cảnh đau nhức nhiều lần. Với trường hợp như vậy thì cần phải nhổ răng sữa đi để không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh của đứa trẻ.

Hai là, trường hợp răng sữa bị nhiễm trùng ở kẽ răng hoặc ở chân răng cũng cần phải nhổ đi.

Ba là, răng sữa bị hư tủy, bị viêm cement cấp, bị nhiễm khuẩn xuống đến vùng răng trưởng thành hoặc là răng sữa bị nhiễm ở chóp răng cũng là trường hợp được bác sĩ chỉ định phải nhổ răng.

Vậy còn những trường hợp nào thì các bậc phụ huynh không nên cho bé nhổ răng sữa? Đó là:

Một là, đứa trẻ đang bị viêm lợi mà đặc biệt là bị viêm lợi vincent.

Hai là, đứa trẻ đang bị bệnh tim bẩm sinh hoặc những bệnh về máu làm xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài hoặc rất dễ bị nhiễm trùng sau khi nhổ. Đối với những trường hợp này thì không được nhổ răng nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ nha khoa.

Ba là, khi đứa trẻ bị thấp khớp cấp hoặc là những bệnh lý liên quan về gan, nếu như muốn nhổ răng sữa thì phải cho trẻ dùng thuốc kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.

Bốn là, khi đứa trẻ mắc phải những khối u ác tính, bị sốt bại liệt, đứa trẻ bị bệnh truyền nhiễm. Đối với những trường hợp bị mắc bệnh như vậy thì rất dễ xảy ra những biến chứng do bị nhiễm độc ở ổ răng nên không nên nhổ răng.

Chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng sữa các bậc phụ huynh cũng cần chú ý:

Một là, bố mẹ cần cho bé nhà mình thư giãn và uống thuốc chống viêm nhiễm đúng như toa thuốc mà bác sĩ kê. Đồng thời phải đưa trẻ đi tái khám tại phòng khám nha khoa chỉ sau một tuần để kiểm tra và cắt chỉ.

Hai là, phải thường xuyên nhắc nhở trẻ không được mút hay chép miệng. Điều này nhằm giúp cho vùng răng mới nhổ sẽ không bị tổn thương và cũng như không bị chảy máu.

Ba là, bố mẹ không được cho trẻ ăn kẹo bánh và đồ ăn ngọt.

Bốn là, tránh cho trẻ không được nhai đá và thức ăn cứng cũng như quá nóng hay quá lạnh. Thay vào đó, trẻ nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo hay súp.
Năm là, khuyên trẻ nên uống nhiều nước kết hợp cùng với việc đánh răng sạch sẽ hằng ngày.

Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt không giữ gìn răng miệng trẻ em

Hiện nay với sự phát triển của nha khoa thì trẻ bị sâu răng hàm có rất nhiều cách để chữa trị. Nếu con mới chớm bị sâu răng, răng mới có hiện tượng hơi đổi màu ngà và hoặc trắng đục thì các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc trị sâu răng hoặc tái khoáng men răng để phục hồi. Cách này đơn giản tuy nhiên lại ít được áp dụng bởi hiếm trường hợp phát hiện ra sâu răng ở giai đoạn này


Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt cộng thêm quá trình vệ sinh răng miệng chưa đúng cách sẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh sâu răng. Nhất là ở trẻ em, khi men răng, ngà răng còn yếu mà các bé cũng chưa tự ý thức được chăm sóc răng miệng đóng vai trò quan trọng như thế nào thì sâu răng rất dễ phát triển và tấn công răng, đặc biệt là sâu răng hàm.

Trẻ bị sâu răng hàm là hiện tượng phổ biến, đúng như những gì bạn Linh nghĩ thì nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ biến chứng nặng hơn gây cho bé những cơn đau nhức, rồi bé sẽ hay quấy khóc, biếng ăn… do vậy tìm cách điều trị là điều mà cha mẹ nên làm

Trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì?
Thường khi răng bị sâu đen rồi thì bệnh mới được phát hiện. Lúc này sâu răng đã ở giai đoạn nặng. Tùy vào độ tuổi của bé mà các bác sĩ quyết định hàn trám hay nhổ răng.

Bởi răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng răng vĩnh viễn mọc. Nếu răng bị mất sớm thì các răng vĩnh viễn ở chỗ khác có xu hướng mọc chen lấn vào, đến khi mọc răng dễ có xu hướng bị lệch lạc, hoặc mọc chồi ra. Trẻ bị sâu răng hàm nếu chưa đến tuổi thay răng thì không nên nhổ bỏ

Đối với răng hàm, độ tuổi thay răng trong khoảng từ 9-12 tuổi, do vậy trường hợp bé nhà bạn Linh thông thường phương pháp hàn trám răng sẽ là cách mà bác sĩ áp dụng.

Việc đầu tiên các bác sĩ sẽ nạo sạch vết sâu răng sau đó hàn trám răng sẽ là cách mà bác sĩ sẽ thực hiện nhằm ngăn chặn các tác nhân gây hại khác xâm nhập vào

Thực hiện hàn răng tại nha khoa, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với công nghệ trám răng Laser Tech. Với các bác sĩ giỏi, tay nghề cao thì thao tác trám răng chỉ diễn ra rất nhẹ nhàng trong khoảng 15-20 phút. Bé sẽ không hề đau đớn gì trong quá trình hàn trám.

Vật liệu trám sử dụng trong Laser Tech đã được Liên đoàn Nha khoa Quốc tế chứng minh an toàn tuyệt đối với cơ thể và hiệu quả cao hơn so với các vật liệu hay sử dụng như composite hay amalgan.

Hàn trám răng Laser Tech hóa cứng vật liệu trám mà không làm thay đổi thể tích nên tránh được hiện tượng khoang rỗng giữa vật trám và răng, bé sẽ không gặp khó khăn khi ăn nhai bởi thức ăn bị giắt vào nữa. Hơn thế, tình trạng ê buốt răng sau khi trám hoàn toàn không xảy ra.

Răng sâu tổn thương không thể phục hồi

Khác với bộ phận khác bị tổn thương, răng khi đã sâu không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng. Biểu hiện khi sâu răng hàm là các rãnh trên mặt nhai trước và sau sẽ xuất hiện màu đen.

Sâu răng là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ, trong đó vấn đề sâu răng hàm ở trẻ em diễn ra khá phổ biến. Sâu răng hàm là sự phá hủy các mô răng thật dưới tác động của vi khuẩn và acid phân hủy, phân rã liên kết cứng của ngà và men răng.

MỘT SỐ YẾU TỐ KHIẾN SÂU RĂNG HÀM Ở TRẺ EM NHƯ:
– Do cách chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng: trẻ thường ăn những thực phẩm nhiều đường như kẹo mà cha mẹ lại thiếu quan tâm đến răng miệng con trẻ khiến răng dễ bị sâu. Đặc biệt răng hàm nằm ở vị trí sâu trong cùng do không biết cách chăm sóc kĩ lưỡng các mảng bám thức ăn sẽ hình thành gây ra sâu răng.

– Do men răng yếu: do mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng còn mỏng nên răng trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công.
CÁC NGUY CƠ DO SÂU RĂNG HÀM Ở TRẺ
Vết sâu răng nếu kéo dài sẽ phá hủy mô răng và nếu không được điều trị, kiểm soát sẽ lam rộng xuống phía dưới và kéo theo hàng loạt những biến chứng như: mô răng bị phá hủy và vỡ ra, khiến ngà răng bị sâu, rồi tủy răng cũng bị ảnh hưởng. Nếu tủy răng bị viêm sẽ gây cảm giác đau nhức dữ dội. Tủy răng không được điều trị gây viêm chóp răng sinh ra ổ mủ dưới nướu và làm tiêu xương ổ răng.

ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG HÀM Ở TRẺ EM
Phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của sâu răng mà có cách điều trị thích hợp. Nhưng tốt phụ huynh nên đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để được tư vấn và có cách chăm sóc hợp lí.

Nếu mới chớm sâu bạn có thể trám lỗ sâu răng cho trẻ, ngăn sự phát triển của vi khuẩn sâu răng. Với trường hợp vết sâu răng đã nặng cha mẹ nên cân nhắc nhổ bỏ răng hàm sâu. Tuy nhiên việc nhổ răng hàm có thể ảnh hưởng tới quá trình mọc răng sau này của trẻ. Răng hàm mọc mất sớm khiến răng hiệu quả lâu dài mọc lên có thể chèn vào vị trí các răng khác ảnh hưởng đến chức năng của răng và vấn đề thẩm mỹ.

Lưu ý sau khi chữa sâu răng hàm cho trẻ cha mẹ nên có cách chăm sóc đúng và cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi về răng ở trẻ.

Trung tâm nha khoa ứng dụng chụp phim 2D, 3D bằng máy Dentri công nghệ hiện đại nhất thế giới hiện nay. Cùng phần mềm quản lí cao cấp mọi vấn đề điều trị trước, trong và sau của khách hàng đều được chúng tôi theo dõi sát sao và đưa ra phương pháp điều trị an toàn hiệu quả nhất cho trẻ. Bác sĩ có tay nghề giỏi, được đào tạo chuyên sâu về nha khoa giúp xử lí chính xác những trường hợp phức tạp trong quá trình chữa trị. Cam kết mang đến cho bạn nụ cười đẹp cùng hàm răng khỏe mạnh.

Vitamin C có thật sự quan trọng với trẻ em

Sự thiếu hụt vitamin C cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Vitamin C là thành phần quan trọng có tác dụng trong sự trưởng thành của các sợi collagen bởi quá trình hydroxy hóa lysin và prolin. Khi vitamin C không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành, thành mạch yếu dễ dẫn đến xuất huyết ở các mức độ khác nhau. Trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu.


So với người lớn thì hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ em ít gặp hơn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể coi thường. Việc điều trị trẻ em bị chảy máu chân răng không đơn giản là làm sạch cao răng mà còn cần phối hợp với các phương pháp khác nhằm bảo tổn răng thật tối đa cho bé.

Nướu răng cùng với hệ thống dây chằng nha chu có nhiệm vụ bảo vệ và che đỡ cho chân răng được chắc chắn, giúp cho răng tránh được những tổn thương hay bệnh lý do vi khuẩn gây nên. Một khi nướu đã bị tổn thương, viêm nhiễm thì nó không còn khả năng bảo vệ chân răng nữa.

1. Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu chân răng
Nguyên nhân gây ra chứng chảy máu chân răng chủ yếu là do viêm nướu mà cụ thể là do vi khuẩn trên răng gây nên khi vệ sinh răng miệng chưa tốt. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu. Ngoài ra, khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng bị lung lay, với trẻ nhỏ chưa mọc đầy đủ răng thì chảy máu chân răng nguy cơ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này là rất cao.

2. Trẻ em bị chảy máu chân răng điều trị như thế nào?
Chảy máu chân răng có liên quan đến bệnh viêm nướu, nếu tình trạng này không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này, do đó bạn không thể coi thường.

Đối với những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ thì việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt để bảo tồn răng thật một cách tối đa. Trong một số trường hợp khi cao răng đã hình thành dưới nướu và quanh cổ răng thì nha sỹ sẽ làm sạch cao răng. Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ hoàn toàn mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, giúp cho nướu dần dần lành thương. Việc lấy cao răng cũng cần được duy trì 6 tháng/lần để nha sỹ có thể thăm khám và phát hiện các vấn đề răng miệng sớm nhất.

Bạn cũng có thể dùng thuốc theo toa của bác sĩ cho bé và lưu ý vệ sinh răng miệng của bé cho thật tốt, không cho bé đánh răng vì dễ đụng vào nướu răng gây chảy máu và làm tổn thương thêm nướu răng. Dùng gạc sơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn, làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.

Trên đây là một số biện pháp điều trị chảy máu chân răng ở trẻ em, điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần có những thông tin chính xác về bệnh lý này và đưa trẻ đi thăm khám nha sỹ định kỳ.

Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ để hạn chế chảy máu chân răng, tăng cường hệ miễn nhiễm chống nhiễm trùng. Một phần nguyên do khiến cho sức đề kháng của răng kém cũng có thể từ việc thiếu hụt vitamin C, làm cho tủy và nướu răng dễ bị tổn thương. Việc bổ sung đầy đủ vitamin sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn.

Được tạo bởi Blogger.